"Nhà thơ Phạm Ngọc Thái đề nghị mở cuộc trao đổi thơ toàn cầu về chân dung tác giả"


 Giữa lúc đời sống văn học nước nhà đang nóng lên bởi một loạt những hội thảo thơ bị phản hồi, gây sốc trong dư luận: 
             -  Nào là Hội thảo thơ bốc thơm hay "Thơ tân con cóc" Nguyễn Quang Thiều...                      
            -  Nào là hiện tượng thơ ăn cắp & lừa đảo Hoàng Quang Thuận, bị cả văn đàn trong & ngoài nước lên án.                                          
   Thì lại có tác giả dám tự cổ súy các tổ chức, cá nhân tranh luận về sáng tác thơ - chân dung của chính mình,
sẵn sàng đón nhận những "búa rìu" dư luận?
   Đây quả là một hành động liều lĩnh, mạo hiểm... đến mức độ phi thường.                                                                                        
-   Phạm Ngọc Thái là một người như th
   Xin giới thiệu bản ngôn luận của anh đã loan tải qua nhiều trang mạng trên thế giới - tiêu đề:
           "Nhà thơ Phạm Ngọc Thái đề nghị mở cuộc trao đổi                                                                                                                            thơ toàn cầu về chân dung tác gi"
                          Được gửi đến ba nguyên thủ của văn đàn:                                                                                                                              
                  -   Ông Viện trưởng Viện Văn học VN Nguyễn Đăng Điệp

                  -   Chủ tịch HNVVN Hữu Thỉnh

                  & Bằng Việt: Chủ tịch Liên hiệp VHNT Thủ đô, đồng Chủ tịch Hội đồng thơ HNV.
(Nhận được từ email của Nguyễn Đình Chúc  (chucdinh012@gmail.com)



Thứ ba - 04/09/2012 15:56

                 
                     Nh
à thơ Phạm Ngọc Thái
 
Phạm Ngọc Thái xin mở một cuộc trao đổi thơ toàn cầu qua mạng internet và báo chí... về chân dung tác giả? 
      
 Qua hai tập thơ "Rung động trái tim" & "Hồ Xuân Hương tái lai" tổng hợp với số lượng xấp xỉ 350 bài thơ, thực sự đã là cả một tuyển thơ dầy dặn, đó chính là Tuyển Thơ Đại Bàng của Phạm Ngọc Thái - Tôi khẳng định chân dung thi nhân qua hai tập thơ đó là... chân dung có tầm vóc cao trong nền thi ca Việt Nam hiện đại này.
     Xin mời những tay bình luận thi ca cự phách trong giới văn học Việt Nam đương đại như:
-   Trần đăng Khoa,  Nhà viết chân dung & đối thoại.
-   Trần Mạnh Hảo, "con dao băm" trong giới báo chí và văn chương đương đại, không còn biết sợ ai là gì? kiêm nhà bình luận "thơ & phản thơ".
      (nhân đây xin có lời với anh Trần Mạnh Hảo: đã lâu ngày không gặp, nếu anh sảng khoái xin gửi cho tôi biết địa chỉ - PNT sẽ gửi tặng anh cả hai tập thơ đó, để anh có đủ tư liệu bình luận hoặc phang những đòn búa bổ, PNT sẵn sàng nghênh đón - Mời anh!).
-    Xin mời nhà thơ Vũ Quần Phương, cũng là một tay bình thơ có tên tuổi của HNVVN hiện nay.
-   Mời anh Đỗ Minh Tuấn, một tên tuổi bình luận văn học nói chung và thi ca nói riêng... vào loại sắc sảo của văn đàn đương thời.
     Cùng tất cả các Nhà lý luận phê bình của Viện văn học hay HNVVN khác.
     Cuộc Hội thảo ấy, mọi người có thể tham gia bình xét trên cơ sở hai tập thơ đó của tôi qua tất cả các phương tiện truyền thông trong nước và thế giới, như báo chí hoặc các website - blog... dù cá nhân hay của một tổ chức đoàn thể, cứ để cho nó trôi nổi, thế nào rồi chân lý cũng sẽ được xác định và sáng tỏ.
     KẾT LUẬN:   Tại sao tôi lại không sợ? Nhất là thi ca có thể nói ngược và cũng có thể nói xuôi, có người có thiện chí nhưng chắc chắn cũng sẽ không ít vị sẽ tìm cách báng bổ.
     Xin thưa, như em đã nói: Thơ Phạm Ngọc Thái là loại thơ tồn tại, thơ trường cửu... dù nó có bị chôn vùi xuống ba thước đất rồi cũng sẽ vọt bay lên mà toả sáng đến mai sau.

4.    MỘT NGUYÊN TẮC TRƯỚC HẾT TRONG VIỆC THẨM ĐỊNH THƠ - Muốn thẩm định cho xác đáng một tác phẩm thơ, nhất đó lại là một bài thơ hay của thi đàn, nguyên tắc trước hết phải có nhận định: Bài thơ đó có khả năng tồn tại hay không? Cũng như muốn xác định tầm vóc chân dung của một thi nhân, trước hết phải xác định thi phẩm của anh ta có tồn tại hay không?
      Nếu thơ mà đã không thể tồn tại lâu dài được, thì dù đó là loại thơ gì, cũng xin miễn bàn - Bởi vì thơ không tồn tại, suy cho cùng nó cũng chỉ là loại thơ ra rác, trước sau cũng...vứt đi!  Nói cho có chút động viên nhau để các nhà thơ đỡ xót xa là, những thứ thơ không tồn tại ấy chỉ mục đích cổ động phong trào hoặc làm công tác văn hoá nhất thời, rồi thì nó sẽ chết. Hay như cách nói của Gớt, tầng tầng bụi phủ...
      Vậy thì bàn luận hoặc hội thảo làm gì? vừa vô lý mà lại mất công. Một bài thơ hoặc tác phẩm thi ca dù thể loại nào, trường phái nào, cách tân đến mấy mà không có khả năng tồn tại trường cửu với tháng năm thì cũng đều sổ toẹt. Không thể coi thi phẩm ấy là một giá trị đối với nền văn học được.

       a/.  Thí dụ về nhà thơ Hữu Thỉnh: Cơ bản đa phần thơ Hữu Thỉnh là loại thơ không tồn tại, kể cả trường ca. Có chăng chỉ mấy bài kha khá đứng được, nhưng chưa có thể gọi là vững với thời gian. Xin phân tích ít dòng khái quát về mấy bài thơ đạt giá trị hay nhất của ông.

         "Thơ viết ở biển" là bài thơ hay nhất, thuộc đỉnh cao nhất của đời thi ca Hữu Thỉnh. Tuy nhiên bài thơ đó cũng mới chỉ thuộc vào loại khá, chứ chưa được là một bài thơ hay toàn bích như: Đây Thôn Vỹ Dạ, Bẽn Lẽn hay Mùa Xuân Chín của Hàn Mặc Tử; Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan; Hai Sắc Hoa Ti Gôn của TTKH; Tiếng Thu Lưu Trọng Lư; Thu Điếu của Nguyễn Khuyến...

      Xin phân tích đôi nét về bài "Thơ viết ở biển"". Trước hết nói về hình ảnh hai câu thơ hay nhất bài:

                      Gió không phải là roi mà vách núi phải mòn
                      Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím 

     Người ta nói "nước chảy đá mòn" chứ không ai nói "gió thổi núi mòn". Có thể do cảm xúc thơ ở đây nếu dùng hình ảnh "nước", thơ  không thuận nên tác giả sử dụng hình ảnh "gió"?...  Mặc dù vậy, bởi hình ảnh thơ chưa thật sát nghĩa cho nên phần nào vẫn bị giảm độ hay. Còn đối với câu thơ dưới:  ví "em" là "chiều" đã nhuộm tím cả anh, nghe chừng hình tượng ví von này vẫn còn gượng gạo? Tại sao em lại là "chiều" - "chiều" có ý nghĩa gì đối với người phụ nữ? Sự liên kết hình ảnh thơ với đời sống chưa sâu sắc, cũng chưa ổn! Tuy nhiên, hai câu đó đọc lên người ta vẫn hiểu, tạm chấp nhận nhưng chưa thật hay và  chưa cao.
      Mấy câu thơ đầu thì hay:
                    Anh xa em / Trăng cũng lẻ / Mặt trời cũng lẻ 
    
  Nhưng đến hai câu sau:
                  Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
                  Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn

     Nếu chỉ thuần tuý tả về biển để nói về nỗi cô đơn, thì hai câu thơ này hay!  Bởi vì, biển mênh mông như thế mà chỉ thiếu một cánh buồm bé nhỏ đã trở nên quạnh vắng, hiu hắt, có thể khen là viết giỏi! Nhưng "biển" và "cánh buồm" trong bài thơ Hữu Thỉnh còn để làm biểu tượng về người con trai và người con gái - Trong văn học người ta thường ví "em là biển cả mênh mông", "tình em biển cả", hay trên biển cả tình em... anh như cánh buồm gặp gió bay ra xa khơi, v. v... Ít khi người ta dùng hình ảnh biển để biểu tượng cho người con trai như trong bài thơ HT. Mà khi hình ảnh "biển dài rộng" đã là "anh" -  thì hiển nhiên "cánh buồm" phải là em! Nghĩa là, Hữu Thỉnh ví "anh như biển" còn em..."như cánh buồm". Sự ví von lộn ngược thơ như thế có phần bị gượng ép và khập khiễng, nên hai câu thơ đó tuy chưa hẳn đã hỏng nhưng cũng không thể gọi là hay.
   Để cho rõ, xin liên hệ với "Thuyền và biển" là một bài thơ tình hay của Xuân Quỳnh. Trong bài thơ của Xuân Quỳnh,  "thuyền" là biểu tượng chỉ về người con trai, còn "biển" là người con gái. Nữ thi sĩ đã viết:
                  Lòng thuyền nhiều khát vọng
                 Và tình biển bao la...

     Hay là:
                  Những đêm trăng hiền từ
                 Biển như cô gái nhỏ
                 Thầm thì gửi tâm tư
                 Quanh mạn thuyền sóng vỗ

     Biển và thuyền nó cứ quấn quít với nhau như đôi trai gái. Để nói về tính cách của tình yêu, khi thì say đắm... lúc lại giận hờn - Xuân Quỳnh đã diễn tả:
                Cũng có khi vô cớ
                Biển ào ạt xô thuyền

     Rồi nhà thơ giải thích:
               Vì tình yêu muôn thuở
               Có bao giờ đứng yên
?
    Hình ảnh thơ đã chứa đựng rất sâu sắc nội tâm bên trong, nó khái quát cả tình cảm, tâm hồn, lý trí và khát vọng:
                 Chỉ có thuyền mới hiểu /  Biển mênh mông nhường nào / Chỉ có biển mới biết /  Thuyền đi đâu, về đâu...
     Nghĩa là, với hình ảnh thuyền và biển trong suốt bài thơ, Xuân Quỳnh đã diễn đạt mọi chiều của tình yêu đôi trai gái một cách rất lô-gích. Yêu đã thế, nhưng ngay khi nói về sự xa cách hoặc có thể tan vỡ? Hình ảnh thuyền-biển của Xuân Quỳnh cũng được diễn đạt một cách thấm thía:
                Những ngày không gặp nhau/ Biển bạc đầu thương nhớ/  Những ngày không gặp nhau/  Lòng thuyền đau - rạn vỡ...
     Hình ảnh "sóng biển bạc đầu" lại trở thành sự "bạc đầu vì thương nhớ" của người con gái, hay sự rạn vỡ của con thuyền trong cái biển cả tình yêu... lại chính là để nói về sự quặn đau của trái tim người con trai khi phải xa cô gái yêu của mình - Đấy, thơ của Xuân Quỳnh viết tuyệt đến thế! Chính vì vậy "Thuyền và biển" mới đạt được là một bài thơ hay của thi đàn, để lưu vào nền văn học và lịch sử thi ca.


    Giờ ta suy xét về đoạn thơ kết của cả hai bài -  Trong "Thơ viết ở biển" Hữu Thỉnh kết:
               Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến /  Vì sóng đã làm anh /  Nghiêng ngả /  Vì em...
     Cảm xúc viết thơ đến đây của HT bị bí, thơ hơi quẩn. Vì là một bài thơ viết ở biển nên tác giả mới lấy hình tượng sóng để gắn vào đó một cái nỗi tình? nhưng hình ảnh:
                        Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến...

      Như phân tích ở đoạn trên, "biển" tác giả đã sử dụng làm biểu tượng về người con trai, mà sóng cũng chính là biển, tức là "anh" rồi - thành ra nghĩa ở câu này sẽ là: Anh đã làm anh nghiêng ngả vì em???... HT hay mắc một thứ bệnh tư duy trong thơ nhiều khi suy xét không kỹ, sử dụng tuỳ tiện, thấy nó cứ có vẻ đẹp là dùng. Hơn nữa hình tượng "... đã làm anh nghiêng ngả vì em": Nỗi thơ chưa được đẩy tới tột cùng, cho nên chưa viên mãn, bài thơ kết bị đuối.

     Ta hãy xét đến đoạn thơ kết  trong bài "Thuyền và biển" của Xuân Quỳnh - Vẫn là hình tượng "thuyền", "biển" để làm biểu tượng về người con trai và cô gái,  nhưng ý tình thơ đã được đẩy lên tới tột cùng:
                        Nếu từ giã thuyền rồi
                        Biển chỉ còn sóng gió
                        Nếu phải cách xa anh
                        Em chỉ còn bão tố...

     Nghĩa là, nếu phải chia ly thì cả đôi trai gái trái tim đều đau đớn và cuộc đời sẽ tan vỡ!
     Đánh giá về độ hay cũng như tầm vóc thi ca, có thể nói: "Thơ viết ở biển" của Hữu Thỉnh kém "Thuyền và biển" của Xuân Quỳnh gần một tầm.

      Sở dĩ tôi phân tích hơi kỹ một tý, vì đó là bài thơ hay nhất của đời thơ Hữu Thỉnh.
     Nhưng đồng thời cũng là để nhấn mạnh về chủ đề thơ "Tồn tại và không tồn tại"? hay là "Tồn tại đến đâu"?

      * Xin nói đôi nét về "Sang thu" - Tuy chưa bằng "Thơ viết ở biển", song Sang Thu cũng là một trong đôi ba bài thơ xuất sắc của Hữu Thỉnh. Đó là một bài thơ mà tác giả tả về cảnh một buổi vào thu ở làng quê, hình như đó là vào lúc trời gần tối sau một cơn mưa, mặc dù:
                Vẫn còn bao nhiêu nắng
     Nhưng:
                Sương chùng chình qua ngõ
               Hình như thu đã về.

     Tác giả cũng chỉ mới dừng lại ở dạng của một bài thơ miêu tả thuần tuý cảnh vật thiên nhiên, dù sự miêu tả đó là khéo và có hương sắc. Nào là:
                  Bỗng nhận ra hương ổi /  Phả vào trong gió se 
     Rồi:
                  Sông được lúc dềnh dàng /  Chim bắt đầu vội vã
                  Có đám mây mùa hạ /  Vắt nửa mình sang thu

     Cả đến khi kết, bài thơ vẫn chỉ lẩn quẩn ở những câu tả cảnh đó:
                   Sấm cũng bớt bất ngờ
                   Trên hàng cây đứng tuổi

      Tức là tác giả mới cảm xúc về một khung cảnh thiên nhiên cùng với những sự vật xung quanh mà miêu tả nó ra mà thôi. Tuy sự miêu tả có gợi cảm  nhưng cảm xúc thơ vẫn còn nông ở bên ngoài, tư duy trong chưa sâu. Đọc Sang Thu muốn cảm nhận ra một nỗi đời hay một ý tình trắc ẩn nào đó của nhà thơ hoặc của nhân gian, là không có? Bài thơ không đủ sự viên mãn cần thiết để được coi là một bài thơ hay!  Lại xin đưa ra vài dẫn chứng cụ thể để minh chứng về một bài thơ hay trong thi đàn.

*   Thí dụ "Qua đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan:  Một bài thơ thất ngôn bát cú. Sau 4 câu đầu mô tả cảnh vật xung quanh: nào là cỏ cây hoa lá  thì mọc chen trong khe đá, mấy chú tiều dưới núi,  thưa thớt vài quán chợ bên sông. Nhưng chỉ bằng hai câu ở giữa bài, cũng vẫn là mượn cảnh vật để mô tả, nhưng đã ôm bọc cả nỗi tình về nước, về nhà... của lòng bà gửi trong đó:
                             Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc cuốc
                             Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

   Để rồi cuối cùng tác giả lại trở về với cõi lòng đang da diết giữa chốn đèo Ngang hoang vu:
                            Dừng chân đứng lại trời non nước
                            Một mảnh tình riêng ta với ta.

    Ý tình trong thơ đã bộc lộ tâm can, cõi lòng sâu xa nhất của người đi xa. Giọng điệu hình ảnh thơ sống động, điển hình đến mức hoàn bích, cho nên nó mới sống mãi với thời gian và nền văn học của nước nhà.
 
    Lại quay trở về với "sang thu" của Hữu Thỉnh  - Tuy tả cảnh có đẹp nhưng nghĩa thơ thì còn quá ít, nó chỉ như một bóng mây có vân sắc bay ngang qua bầu trời thơ mà thôi.
     Tuy vậy thi phẩm vẫn được coi là bài thơ miêu tả khá, đứng được... nhưng chưa đủ sự sâu sắc để tạo thành một đài thơ hay như các bài thơ đã kể trên.

    *  Tôi xin dẫn chứng bài "Mùa xuân chín" của Hàn Mặc Tử -cũng chỉ là  một bài thơ tả cảnh mùa xuân:
               Trong làn nắng ửng khói mơ tan /  Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng / Sột soạt gió trêu tà áo biếc / Trên giàn thiên lý, bóng xuân sang.
     Nhưng tình thơ được phát triển đầy ắp nỗi lòng, tình làng xóm quê hương của người thi sĩ. Cái cảnh mà thi nhân vẽ lên trong buổi sáng mùa xuân ấy hết sức đời và sống động:
               Bao cô thôn nữ hát trên đồi /  Ngày mai trong đám xuân xanh ấy /  Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi...
     Hay là khi tả về tiếng hát:
              Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi /  Hổn hển như lời của nước mây...
      Không phải chỉ là nước mây hổn hển, mà chính là lòng thi nhân hổn hển... vì xúc động đó! Tất cả dội vào sự thiết tha của người thi sĩ:
              Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc /  Xem ra ý vị và thơ ngây...
     Để rồi đến khi kết thúc thơ, lòng thi nhân trào lên da diết một nỗi nhớ thương về làng quê và những người thân? Vì lúc này thi nhân đang phải điều trị bệnh tại Gành Ráng, Qui Nhơn... một nơi biệt lập xa cách với sự sống con người. Cảm xúc ấy được thăng hoa và đẩy đến tột cùng:
                    Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
                    Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng
                    -  Chị ấy năm nay còn gánh thóc
                    Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?

     "Chị ấy" là hình ảnh người chị ruột mà trong cuộc sống thường ngày vẫn chăm sóc thi nhân hiện lên bên bờ con sông mộng. Hình ảnh nắng chang chang chẳng những chỉ hiện lên khung cảnh của làng quê chói chang trong ý tưởng thi nhân, mà nó còn đẩy tình thơ đi đến sự viên mãn tột cùng. Một bài thơ tả cảnh mùa xuân nhưng nó chứa chất, ôm bọc một nỗi tình đời sâu sắc như thế mới được gọi là thơ hay!
    Chứ như những câu kết trong "Sang thu" của Hữu Thỉnh:
                      Vẫn còn bao nhiêu nắng
                       Đã vơi dần cơn mưa
                       Sấm cũng bớt bất ngờ
                       Trên hàng cây đứng tuổi.
     
Vẫn chỉ là những câu thơ tả cảnh thuần tuý, hơi hơi cảm... chứ đã có nỗi tình đâu mà viên mãn để được gọi là thơ hay? Chẳng qua nó được lấy vào sách giáo khoa cho trẻ con học, rồi thi cử...  mà có tiếng, trong văn đàn bài thơ này cũng chỉ bình bình...


    * Lại ví dụ như "Thu Điếu" của Nguyễn Khuyến - Viết về một đêm thu ngồi thuyền câu cá. Cảnh tình thì hiu hắt, với nỗi cô đơn của người ẩn sĩ... khi ông chán nơi quan trường từ quan về nương náu chốn thôn hương:
                        Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
                        Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo...

   Nhất là trong hai câu kết:
                        Tựa gối buông cần lâu chẳng được
                        Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

     Ta thấy chẳng những hình ảnh thơ chứa cả cuộc sống bên trong rất sống động, thơ như có thần và cuộc đời... một tâm trạng khắc khoải chênh vênh  trong cái đêm thu ấy. Sâu sắc vậy nên Thu Điếu mới trở thành bài thơ hay!
 
"Năm anh em trên một chiếc xe tăng" của Hữu Thỉnh - Một bài thơ viết theo kiểu anh hùng ca của một thời, không đủ giá trị để đạt tới là thơ trường cửu đối với nền văn học. Nghệ thuật ngôn ngữ thi ca bình thường, Giọng điệu viết từa tựa như kiểu đồng ca, hò vè... chưa có gì thật đặc sắc. Qua thời gian  thì nó cũng sẽ nằm yên trong đống bụi phủ mà thôi.

* Ở đây tôi không muốn nhắc đến bài thơ "Hỏi" của Hữu Thỉnh - Mà một dạo bài thơ đó cũng đã từng được dư luận tán dương?
      Bởi, theo bài viết của tác giả Đại Lãng Du Tử đăng trênvietnamnet.vn rằng: Bài Hỏi của nhà thơ Hữu Thỉnh đã đạo từ bài"Thượng đế đã làm ra mặt trời" của nữ thi sĩ người Đức Christa Reining (sinh 1926), qua bản dịch ra tiếng Việt. Sau đó cả Trần Mạnh Hảo cùng Nguyễn Trong Tạo đã viết bài tố giác trên một số trang internet.
      Xin trích lời nhà thơ & bình luận Trần Mạnh Hảo đã được đăng tại website vnthuquan.net  vào ngày 21/5/2007, như sau:
      "... Qua bằng chứng nêu lên thì chính xác đến không thể chối cãi, bài thơ Hỏi không phải của nhà thơ Hữu Thỉnh mà chính của nữ nhà thơ 
Christa Reining năm nay đã 80 tuổi, đã từng được giới thiệu trên báo Văn học Nước ngoài từ năm 2002. Bài thơ này đã được nữ thi sĩ Đức viết từ trước năm 1963, năm ông Hữu Thỉnh 19 tuổi chưa từng xuất hiện trên thi đàn? Chuyện động trời này chúng tôi không dám tin là sự thật. Một người mũ cao áo dài, thương hiệu không phải chỉ là của nền văn học Việt Nam, mà còn là thương hiệu của chế độ như ông Chủ tịch HNVVN Hữu Thỉnh, lẽ nào lại đi ăn cắp thơ của người khác làm thơ mình?...".
     Còn nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo thì viết:
     " ... Việc cóp nhặt thơ, ăn cắp thơ, đạo thơ... những tưởng chỉ có những người mới tập làm thơ, hay những kẻ hám danh "trẻ người non dạ" mới phạm tội. Vậy mà câu chuyện đạo thơ ấy nó lại rơi đúng vào ông Chủ tịch Hội nhà văn - người đã từng đoạt một bồ giải thưởng về thơ của Hội nhà văn. Liệu người ta có tin được những giải thưởng ấy nữa hay không? Biết nó là giải thật hay giải dổm?...".
       Một bài thơ đã đaọ của người khác... thì bàn làm gì cho rợm cả trang viết ?


       Như thế là tôi đã nói hết những bài thơ đứng đầu trong những tác phẩm thơ ngắn của Hữu Thỉnh. Ngoài ra  ông có viết đôi trường ca. Trường ca đáng nói hơn là "Trường ca biển" mà cùng với tập "Thương lượng với thời gian", ông đã mang ra để chiếm lấy cái giải quốc gia lớn nhất vừa qua, hoặc được ban bệ do chính ông nặn ra tâng bốc để đưa đi lấy cái giải quốc tế chăng nữa? Tôi cam đoan rằng, tất cả trường ca của Hữu Thỉnh không tồn tại được với thời gian. Trường Ca Biển là một tác phẩm viết kiểu ngợi ca của "chủ nghĩa anh hùng cách mạng", cấu tứ còn làm nhàm , viết ào... tầm vóc trung bình, lời nhiều nghĩa ít, lan man...  không có khả năng lưu được trong nền văn học nước nhà. Vì là thơ của ông Chủ tịch HNV nên cố đọc để biết, chứ nếu trường ca đó của một nhà thơ khác, chắc chỉ xem nổi một, đôi chương.. rồi cũng sẽ bỏ đi. Rồi đây tôi sẽ viết một bài bình cặn kẽ về "Trường ca biển" này của ông, của một tay viết chuyên nghiệp nhưng... trình độ thường - Để thấy rằng: Tại sao rồi nó cũng chỉ là một trường ca... ra rác!
     Theo nhận biết của tôi: mai sau hầu hết thơ Hữu Thỉnh, kể cả những tập thơ được giải thưởng HNV hay quốc tế... sẽ theo Hữu Thỉnh xuống mồ, may ra có vài ba tình thơ gì đó đứng lại được trong những năm tháng gần.
    Nếu đã không có nổi một tập thơ nào tồn tại đối với nền văn học, thì khi đó không biết nên xếp chân dung Hữu Thỉnh thuộc loại nhà thơ nào đây?
               
Tôi vẫn đang nhấn mạnh về chủ đề thơ "Tồn tại và không tồn tại"? hay là "Tồn tại đến đâu"?

b/.  Nói thêm về một nhân vật đang có tên tuổi của HNVVN đương thời, nhà thơ & bình thơ Vũ Quần Phương - Cũng như Hữu Thỉnh, cơ bản thơ Vũ Quần Phương không có khả năng tồn tại, tôi vẫn thường gọi: đó là những thứ thơ ra rác, hoặc gần 100% như thế. Một người có khả năng cảm nhận được thơ hay, đi tìm trong hàng trăm các bài thơ của Vũ Quần Phương, cũng khó mà tìm nổi một  bài thơ thực sự hay của thi đàn để mà bình. Quanh đi quẩn lại vẫn chỉ một tý... "Đợi"!
     Bài thơ Đợi chính là đỉnh cao độc nhất chênh vênh của đời thi ca của Vũ Quần Phương. Tôi xin viết lại toàn bộ bài thơ đó:
              Anh đứng trên cầu đợi em /  Dưới chân cầu nước chảy ngày đêm /  Ngày xưa đã chảy, sau còn chảy /  Nước chảy bên lòng, anh đợi em.
              Anh đứng trên cầu nắng hạ /  Nắng soi bên ấy lại bên này /  Đợi em. Em đến? Em không đến? /  Nắng tắt, còn anh đứng mãi đây!
              Anh đứng trên cầu đợi em /  Đứng một ngày đất lạ thành quen /  Đứng một đời em quen thành lạ /  Nước chảy... Kìa em, anh đợi em!

     Cái hay của bài thơ này là những hình ảnh như: nước chảy, trên cầu đứng đợi, nắng hạ soi rồi nắng tắt anh còn đứng... đều trở thành biểu tượng "chờ đợi của tình yêu"! "Cái nước chảy" suốt ngày đêm ấy để nói về thời gian, "nắng" biểu tượng ở không gian, nhất lại là nắng hạ, nó nói về sự chờ đợi tha thiết, mỏi mòn mà em không thấy tới, rồi tác giả đúc vào trong đoạn thơ kết là hình ảnh của những câu hay nhất bài:
                                  Đứng một ngày đất lạ thành quen
                                  Đứng một đời em quen thành lạ
                                  Nước chảy... Kìa em, anh đợi em!

    Tuy thế bài thơ mới nêu lên được khái niệm về cái sự chờ đợi, chứ nó chưa có nội tâm đời sống, thậm chí chưa có cả tình cảm, tâm lý của sự chờ đợi. Ngay cả với "nhân vật chờ đợi" là nhà thơ ở đây, cũng mới chỉ là một ý tưởng còn cứng nhắc, chưa phải là người bằng da, bằng thịt của VQP. Hay nói một cách hình ảnh, hình tượng bài thơ như một người hàng mẫu bầy trong tủ kính, chứ chưa có sự rung cảm trái tim của một con người đang sống. Bởi vậy bài thơ chưa đạt độ xung mãn để trở thành  một bài thơ hay thực sự của thi đàn, như những bài thơ của các thi nhân mà tôi đã dẫn chứng ở trên.
   Tuy nhiên "Đợi" đã có dáng của một đài thơ, nhưng đài chưa cao. Mới lại... Vũ Quần Phương cũng chỉ có một độc chiêu như thế, dăm ba bài khác như: Trước biển, Áo đỏ, Thuyền Trương Chi đang trôi, Nói với em, hay Vầng trăng trong chiếc xe bò... chỉ nhâm nhi được tí này, tí nọ,  rồi cũng sẽ vào cát bụi cả thôi! Đúng như lời tự hoạ trong một bài thơ ông đã viết:
                                  Anh còn gì cho em...
                                  Dăm câu thơ nhoà nhạt
    
  Sẽ còn đúng hơn nếu ông viết:
                                A
nh còn gì cho em?
                                Đời thơ anh cát bụi...
   
  Và cũng như cái tên đề mà ông đã đặt cho một tập thơ của mình:"Giấy mênh mông trắng" - Đúng như vậy, dù VQP có viết nhiều, sáng tác nhiều thơ hơn thế nữa,  thì chân dung thơ của ông vẫn chỉ là"giấy mênh mông trắng"...
      Bởi thơ ông không có khả năng  tồn tại với thời gian, để lưu lại cho nền văn học nước nhà! Như vậy, đời thơ Vũ Quần Phương gần như con số "O" tròn trĩnh rồi!... may ra ông có thể lưu lại chút gì đó trong văn đàn, là mảng bình thơ chăng? Mặc dù những bài bình của Vũ Quần Phương cũng chưa thật sự được thuyết phục lắm. Khả năng thẩm định thơ của ông vẫn còn hạn chế, nhất là đối với thơ hiện đại. Tôi xin lấy thí dụ về một bài thơ mà VQP đã bình - Đó là bài "Đây thôn Vỹ Dạ" của Hàn Mặc Tử".
     Khi bình đến đoạn thơ thứ hai của bài:
                        Gió theo lối gió, mây đường mây
                        Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
                        Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
                        Có chở trăng về kịp tối nay.

     Nhà bình thơ VQP nhận xét:

             " Bốn câu đoạn hai không có liên hệ gì về chi tiết với đoạn một... thoáng nhìn bài thơ có vẻ đầu Ngô mình Sở "...
      Hay là:  "Những ý thơ rất xa nhau về ý nghĩa hoá ra lại vẫn có chỗ liền nhau..."  - Rồi nhà bình thơ cho rằng:
             " chỗ liền nhau ấy trong thơ HMT chỉ là nhờ vào tâm trạng xúc cảm " - Cảm nhận thơ như thế chưa đúng, tức là chưa hiểu hết về thơ HMT?
      
HMT là một thi nhân viết thơ theo tư duy của nội tâm. Xúc cảm chỉ làm đà cho mạch thơ, hơi thơ tuôn chảy, còn ý tứ thường được diễn tả khá mạch lạc, rõ ràng. Mượn cảnh làm biểu tượng mà diễn đạt nỗi tình thơ...
     Đây Thôn Vỹ Dạ là bài thơ mà thi nhân viết về tình yêu đơn phương của ông đối với nàng Hoàng Cúc. Huống chi giờ đây do bị bệnh tật hiểm nghèo, thi nhân phải đi điều trị ở Gành Ráng, một nơi cách biệt với cuộc sống con người. Mối tình ấy càng trở nên xa cách:
                   Gió theo lối gió, mây đường mây
                   Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...

     Cũng có nghĩa: Anh theo đường anh, em đường em /  Duyên phận đôi ta có thế thôi... /-  Cái hình ảnh dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay phật phờ bên sông kia, nó cũng để chỉ một tâm trạng buồn tẻ, cô đơn của thi nhân. Còn về hình ảnh con thuyền ở trên bến sông trăng, dù là cảnh mơ, ảo... trong sự hoài tưởng về chốn cũ, người xưa... thì cũng là cảm xúc đã được thăng hoa. Vậy thì toàn bộ bài thơ hoàn toàn từ đoạn một tới đoạn ba, ý tình vẫn được nối với nhau, liên kết  rất chặt chẽ - Đoạn thơ hai chính hình ảnh nói về duyên phận của hai người, là sự liên kết ở thế giới bên trong thơ, chứ không phải "đầu Ngô mình Sở" như VQP nhận xét.  Hình tượng về gió và mây, đến dòng nước và bông hoa bắp lay...của hai câu thơ này sâu sắc, cũng hay không kém gì những câu thơ kiệt xuất trong bài thơ "Bẽn lẽn" nổi tiếng của Ông:
                  Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu
                  Đợi gió đông về để lả lơi...


      Tôi lại xin liên hệ với bài "Qua đèo Ngang" của BHTQ - Bốn câu đầu của bài thơ, Bà Huyện chỉ tả về quang cảnh của đèo Ngang như đã nói trên - Nhưng đến hai câu 5-6:
                   
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
                  Thương nhà mỏi miệng cái gia gia...
     
Thì hình ảnh con chim cuốc và cái gia gia... là để nói về cái nỗi nước, tình nhà của bà.  Bởi theo truyền kể, Bà Huyện không phải chỉ là người đàn bà đảm đang việc gia đình, chăm lo đến chồng con, mà Bà vẫn thường giúp Ông Huyện xử nhiều vụ kiện chốn công đường, rất quan tâm tới việc nước - Nhưng đến hai câu sau thì tứ thơ lại quay trở về thực tại ngay:
                  Một mảnh tình riêng ta với ta.
     Cũng rất giống với trình tự lập tứ như trong bài Đây Thôn Vỹ Dạ - Đoạn thơ cuối HMT trở lại với thực tại... tự thán về mình:
                  
Mơ khách đường xa, khách đường xa 
                 Áo em trắng quá nhìn không ra 
                 Ở đây sương khói mờ nhân ảnh 
                 Ai biết tình ai có đậm đà?

    Vậy cứ theo như cách biện luận của VQP thì bài thơ Qua Đèo Ngang này cũng đầu Ngô mình Sở à? Mặc dù bài thơ của BHTQ theo dòng thơ cổ phương Đông, còn bài thơ của HMT là thơ hiện đại, ảnh hưởng sâu sắc trường phái thơ tượng trưng của châu Âu.
    Tôi đã xem khá nhiều những bài bình thơ hiện đại của Vũ Quần Phương, Ông hay sử dụng các tiểu xảo về ngôn từ, cách cú... có tính chất bày vẽ phô diễn, nhưng lời bình phẩm lại chưa thấu tình, đạt ý, nên những tiểu luận phê bình thi ca của ông tồn tại được với nền văn học mai sau chắc cũng không nhiều.

         Tôi vẫn đang nói về ý nghĩa cũng rất quyết định đối với một bài thơ, hay một tác phẩm văn học nói chung là "Tồn tại hay không tồn tại"? và "Tồn tại đến đâu"?

5.   VỚI ÔNG VIỆN TRƯỞNG VIỆN VĂN HỌC VIỆT NAM -  Thật sự tôi không muốn dùng những lời bỗ bã như nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã phê phán ông cùng với tất cả các người trong cái Viện hiện nay của ông rằng:
      " Chưa ở đâu như cơ quan ông (tức là Viện văn học) lại có nhiều người mang học vị tiến sĩ và hàm giáo sư văn học như thế mà lại dốt..."

                                                                             (Trích thư ngỏ của TMH gửi ông Viện trưởng)
       Nhưng Trần Mạnh Hảo thì chê bai vì các ông... "dốt tiếng Việt" - Còn tôi, tôi lại cho rằng:
-   Chưa đâu có một tổ chức nào nhiều PGS - TS nghiên cứu văn học như ở Viện văn học, mà lại nhận thức về tác phẩm văn học, nhất là khả năng thẩm định thơ ca hiện đại còn non đến như thế! Ngay với chính ông, tôi cũng thấy trình độ thẩm định tác phẩm thơ hiện nay của ông Viện trưởng vẫn còn mông muội, nặng về tuyên truyền chủ trương chính sách lắm - Còn đâu là một cơ quan đầu não, là viện nghiên cứu văn học cấp quốc gia hoặc ý nghĩa quốc tế nữa?
     Xin liên hệ với một mẫu mực ở trong văn đàn - Nói theo cách nói của Bằng Việt, tôi ngả mũ chào và kính nể Nhà phê bình, lý luận thơ ca Hoài Thanh, khi Người có nhận xét đánh giá về thi nhân Vũ Hoàng Chương rằng:
     " Vũ Hoàng Chương có cái dụng ý muốn say để làm thơ. Cái dụng ý ấy không khỏi có hại. Nhưng một lần kia, bước chân vào tiệm nhảy, người bỏ quên dụng ý làm thơ ở ngoài cửa, và lần ấy người đã làm một bài thơ tuyệt hay ...".
                                                                           
(Trích Thi Nhân Việt Nam của Hoài Thanh)                        
    Bài thơ tuyệt hay ấy chính là "Say đi em":
                       Say cho lơi lả ánh đèn
                       Cho cung bậc ngả nghiêng, điên rồ xác thịt,
                       Rượu, rượu nữa,và quên, quên hết!
                       ...
                       Lui đôi vai, tiến đôi chân,
                       Riết đôi tay, ngả đôi thân,
                       Sàn gỗ trơn chập chờn như biển gió,
                       Không biết nữa màu xanh hay sắc đỏ,
                       Hãy thêm say, còn đó rượu chờ ta!
                       Cổ chưa khô, đầu chưa nặng, mắt chưa hoa,
                       Tay mềm mại, bước còn chưa chếnh choáng,
                       Chưa cuối xứ Mê ly, chưa cùng trời Phóng đãng,
                       Còn chưa say, hồn khát vẫn thèm men...

     Nhân bảo như thần bảo - Người (tức Hoài Thanh) đã nói đúng! "Say đi em" là một tuyệt tác, đỉnh cao nhất trong thơ của thi nhân Vũ Hoàng Chương. Ý  tình đều viên mãn. Nghệ thuật ngôn ngữ, làn điệu thi ca có thể nói trình độ đẳng cấp cao.
     Thưa ông Viện trưởng! Chính vì có được tầm hiểu biết thơ ca sâu xa, uyên bác như thế, cùng với đức độ nhân văn đáng ngưỡng vọng... và với tấm lòng thành kính trước ngôi đền kỳ vĩ của thi ca , nên nhà văn Hoài Thanh đã để lại được cho nền văn học một tác phẩm "Thi nhân Việt Nam" bất hủ, còn lưu truyền đến ngàn thu.
     Tôi chỉ xin trích một tẹo thôi... may ra đầu óc ông viện trưởng cùng các tiến sĩ văn học ở Viện có hé sáng thêm được tí nào chăng? Các ông không phải chỉ là cần đọc nhiều, mà phải đọc một cách ... có trí tuệ và tính nhân văn cao! Thơ ca chỉ có dân gian, quê hương, chỉ có bầu trời cao đẹp của những hình tượng ngôn ngữ, nghệ thuật, kể cả là nghệ thuật vị nhân sinh hay nghệ thuật vị nghệ thuật...( Đó cũng chỉ là một cách nói, chứ một khi "nghệ thuật vị nghệ thuật" tức là cũng vị nhân sinh rồi)! Thơ cứ thích, hay và sâu sắc là phục vụ cho cuộc sống và linh hồn con người!
     Tôi cũng đã từng có những năm tháng đánh giá rất cao Viện văn học. Có giai đoạn, ngay cả khi chép những bài thơ hay trong những tờ rơi để truyền bá thơ ca tôi cũng vào tặng các tiến sĩ cũng như GS hoặc PSG ở viện. Hay khi xuất bản tập thơ Rung Động Trái Tim trang trọng của mình, tôi cũng đem vào biếu đủ mặt, nào viện trưởng, viện phó đến các phòng ban của viện - Bởi dạo đó tôi vẫn cứ ngây thơ ngộ tưởng? Nhưng sự thật mới ngã ngửa người ra vì thất vọng! Chẳng lẽ các vị chỉ là những kẻ sĩ cạo giấy ăn lương và lấy cái hàm vị cho oai ư?  Mà khi trình độ hiểu hay khả năng đánh giá tác phẩm thi ca hạn chế quá, lại có chút hàm vị... thường dẫn đến hay làm sàm? Giả dụ như về các hội thảo thơ vừa qua chẳng hạn...
     Nhưng thôi, ở đây tôi không muốn bàn đến các hội thảo thơ đó nữa - dù các cuộc hội thảo do chính ông viện trưởng Nguyễn Đăng Điệp cùng Chủ tịch HNVVN Hữu Thỉnh tổ chức hay tham dự, để cho bài viết bớt lan man, đỡ dài. Bây giờ lớp người lãnh đạo làm xằng bậy nhiều quá! Tôi cho rằng, bài viết của nhà thơ Trần Mạnh Hảo tuy có bỗ bã, nhưng cũng sắc sảo, có độ xác đáng và thuyết phục được. Các ông nên lấy đó làm bài học mà cố gắng thực thi cái chức sắc thủ trưởng của mình được tốt hơn?


6.   VỚI ÔNG BẰNG VIỆT CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THƠ HNVVN - Trước hết tôi cám ơn ông với danh nghĩa nhà thơ Bằng Việt cùng với nhà thơ Phạm Đức, đã hạ bút (năm 2009) viết giới thiệu tôi lên HNVVN. Mặc dù sau đó lá đơn xin vào Hội của tôi đã bị chính Chủ tịch HNV Hữu Thỉnh liên kết với Vũ Quần Phương, là Chủ tịch Hội đồng thơ khoá VII khi đó... chỉ đạo ban bệ dìm lấp nó đi.
     Nhưng không sao, như người ta nói: nếu là chim đại bàng thì chim đại bàng sẽ vỗ cánh bay... còn chỉ là chim sẻ hay vịt đàn, cuối cùng sẽ vẫn cứ là chim sẻ và vịt đàn mà thôi.
     Theo suy nghĩ của tôi, dù sao HNVVN cũng vẫn là một Hội của quốc gia. Hôm nay dẫu nó có bị tha hoá, thậm chí bị lợi dụng để đầu cơ. (Tôi còn nhớ, trước thềm của Đại hội VI của HNVVN - chính cố nhà thơ Phạm Tiến Duật đã viết bài chê trách ông Chủ tịch HNV Hữu Thỉnh thiếu trong sáng trong việc kết nạp người vào Hội, đăng trên báo "Công an nhân dân"). Ngày mai trời trong sáng lại thì chắc là sẽ tốt đẹp hơn. Chê trách là chê trách những người cầm cân nẩy mực, những ông Chủ tịch quá tham lam... chứ chẳng nên trách nhiều đối với anh em muốn xin vào Hội?  Dù rằng tác phẩm của họ chưa phải thật cao, có phải chạy chọt để xin vào Hội
 cũng chỉ là  những ý nghĩ lương thiện về cuộc đời, nó cũng xuất phát từ những tệ nạn xấu trong xã hội mà thôi.
     "Quan nhất thời, dân vạn đại", dẫu các bậc hiền nhân dậy vậy - Nhưng lẽ đời người ta vẫn sống bằng thực tế trước mắt nhiều hơn.
     Với nhà thơ Bằng Việt, hiện là Chủ tịch Hội đồng thơ HNVVN (k.VIII), tôi hy vọng: Ông không đến nỗi nhỏ con, sên ốc... như Vũ Quần Phương và Hữu Thỉnh, để góp một phần nho nhỏ nhân cách cùng với đức tính trong sạch của mình cho HNVVN trong  tương lai xứng đáng là một Hội văn nhân của quốc gia, khỏi tủi hổ trước cộng đồng quốc tế! 


7.   TRỞ LẠI VỚI CUỘC TRAO ĐỔI THƠ TOÀN CẦU - 
     Mặc dù còn đến trăm bài thơ nữa chưa xuất bản - song về căn bản, hai tập thơ "Rung động trái tim" và "Hồ Xuân Hương tái lai" cũng đã là cả sự nghiệp thơ ca của Phạm Ngọc Thái rồi. Coi như tôi đã hoàn thành mĩ mãn ý nguyện là để lại cho dân gian, cho nền văn học nước nhà một ngôi đền thơ ca có đẳng cấp của đời tôi!
     Thưa ông Viện trưởng Viện văn học Nguyễn Đăng Điệp, ông Chủ tịch HNV Hữu Thỉnh và ông Bằng Việt - Chủ tịch Hội đồng thơ HNVVN...
      Một lần nữa tôi đánh cược với mấy ông rằng: Nếu với tầm vóc của hai tập thơ đó, tôi không đạt được chân dung của một thi nhân có tầm vóc cao - Thì nhà thơ Phạm Ngọc Thái, người đang bước đến cái tuổi của U70 vẫn tình nguuyện..." làm con" cho các ông? Nhưng ngược lại,  nếu thơ tôi thực sự có chân giá trị lớn đối với nền văn học nước nhà,  thì khi ấy các ông cũng phải..."làm con" cho tôi?
     Đó chính là qui luật của thơ "tồn tại và không tồn tại"! Phương ngôn có câu "chỉ cây đời mãi mãi xanh tươi"  - Thơ Phạm Ngọc Thái chỉ có quê hương với nỗi đời dâu bể dân gian, chỉ có tình yêu và đàn bà, không có đảng phái hay nô bộc bởi một thể chế chính trị nào hết.
     Các bè bạn gần xa, trong nước hay anh em cộng đồng Việt trên thế giới, những ai có thời gian & hứng thú muốn quan tâm đến thơ Phạm Ngọc Thái - Hiện tập thơ "Rung động trái tim", Nxb Thanh niên 2009 đã được đăng nguyên bản trên website vnthuquan.net, quí vị có thể đọc qua link sau:
                    
  http://vnthuquan.net/diendan/tm.aspx?m=625782
     Còn tập "Hồ Xuân Hương tái lai", Nxb Văn hoá Thông tin 2012 - Vị nào có nhã ý xin liên hệ bằng Email, tôi sẽ rất lấy làm yêu mến đựơc gửi tới các Quí bạn toàn bộ tập thơđã xuất bản ấy... bằng "Tập thơ điện tử".
     Với các Hội Văn học ở trong nước, từ quốc gia đến địa phương hoặc các tổ chức nghiên cứu văn học... nếu muốn nghiên cứu tác phẩm - liên hệ, tác giả sẽ gửi sách biếu.

     Hiện nay tác giả đã làm xong bản thảo của một tập thơ mới - với ngót 250 bài thơ và trong vòng khoảng 300 trang sách.  
Gồm toàn bộ là thơ tình, được chọn lọc ra từ hai tập thơ "Rung động trái tim" và "Hồ Xuân Hương tái lai" đã xuất bản đó! Tên đề của bản thảo tập thơ mới là: "Cực kỳ lãng mạn" - Thơ tình PHẠM NGỌC THÁI -Nếu có cá nhân hay tổ chức, hoặc Nhà xuất bản nào muốn com măng xuất bản, xin liên hệ với tác giả. Ở trong nước, tác giả sẽ gửi kèm theo bản thảo được đánh máy bằng giấy - Còn ở hải ngoại, sẽ gửi đến Quí vị bản thảo tập thơ bằng "hộp thư điện tử".  
 
     Đến đây, lời viết đã nhiều mà ý tình cũng không ít, xin để lại văn bản này cho đương đại và cả lịch sử mai sau cùng phán xét.    


Phạm Ngọc Thái
Thăng Long, mùa thu năm Nhâm Thìn, 2012.
NR: 34 ngõ 194, phố Quán Thánh, Hà Nội.
Mobile:  0168 302 4194
Email:   ngocthai1948@gmail.com


  Mời Quí vị đọc  50 TÌNH THƠ XUẤT SẮC THẾ GIAN CỦA PHẠM NGỌC THÁI
   trích từ hai tập thơ đã xuất bản
, qua link sau:

                                                                                                                               http://vnthuquan.net/diendan/tm.aspx?m=764723

Xem thêm ở đây: http://vannghecuocsong.com/home/vi/news/Gioi-Thieu-Tac-Pham-Moi/Pham-Ngoc-Thai-mo-cuoc-rtrao-doi-voi-cong-luan-527/
 *  Mời đọc trên một số trang website - Trong nước theo link sau: 

       *   Trang website có tên tuổi ở Hải ngoại: 
   
          *  Hoặc một website lớn ở Mỹ:        http://www.tuoitrevhn.com/?act=news&cat=84&sub=&id=YTg3OTlhWjB4eDY3eDk2NmEwOA==


Nhận xét