Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Chuyện chưa nói hết về Sơn Nam

PN - Suýt nữa những người làm sách quên mất năm 2012 sắp cạn là tròn kỷ niệm 50 năm ra đời Hương rừng Cà Mau, tác phẩm nổi tiếng, tiêu biểu của nhà văn Sơn Nam. Giữa những công việc gấp gáp để tổ chức các hoạt động đánh dấu cột mốc đáng nhớ này, những người thân, bạn văn, người làm sách và người hâm mộ nhà văn Sơn Nam đã có dịp ngồi lại để nói những điều chưa khi nào hết về “ông già Nam bộ” và Hương rừng Cà Mau vào ngày 27/12/2012 tại 60A Hoàng Văn Thụ, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Bản chụp hình bìa tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau in lần đầu ở Nhà xuất bản (NXB) Phù Sa năm 1962, cùng hai bản khác của nhà Lá Bối (1967) và Trí Đăng (1972), đã được gửi tặng cho gia đình nhà văn Sơn Nam sáng 27/12. Hình ảnh này đã gợi cho bà Đào Thúy Hằng, con gái cả của nhà văn nhớ lại: “Năm 11 tuổi, tôi nghe ba mình nói đã viết xong một cuốn sách mà khi xuất bản sợ nhà không có chỗ để… cất tiền. Sách in ra, tôi mới biết đó là cuốn Hương rừng Cà Mau. Cha tôi đã có tiền để cho má tôi lợp lại nhà, mua quà cho chị em tôi, cho ông nội tôi. Trước đó, ông cứ đi mãi mà mỗi lần về nhà chẳng dư được đồng nào cho gia đình”.

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

"Nhà thơ Phạm Ngọc Thái đề nghị mở cuộc trao đổi thơ toàn cầu về chân dung tác giả"


 Giữa lúc đời sống văn học nước nhà đang nóng lên bởi một loạt những hội thảo thơ bị phản hồi, gây sốc trong dư luận: 
             -  Nào là Hội thảo thơ bốc thơm hay "Thơ tân con cóc" Nguyễn Quang Thiều...                      
            -  Nào là hiện tượng thơ ăn cắp & lừa đảo Hoàng Quang Thuận, bị cả văn đàn trong & ngoài nước lên án.                                          
   Thì lại có tác giả dám tự cổ súy các tổ chức, cá nhân tranh luận về sáng tác thơ - chân dung của chính mình,
sẵn sàng đón nhận những "búa rìu" dư luận?
   Đây quả là một hành động liều lĩnh, mạo hiểm... đến mức độ phi thường.                                                                                        
-   Phạm Ngọc Thái là một người như th
   Xin giới thiệu bản ngôn luận của anh đã loan tải qua nhiều trang mạng trên thế giới - tiêu đề:
           "Nhà thơ Phạm Ngọc Thái đề nghị mở cuộc trao đổi                                                                                                                            thơ toàn cầu về chân dung tác gi"
                          Được gửi đến ba nguyên thủ của văn đàn:                                                                                                                              
                  -   Ông Viện trưởng Viện Văn học VN Nguyễn Đăng Điệp

                  -   Chủ tịch HNVVN Hữu Thỉnh

                  & Bằng Việt: Chủ tịch Liên hiệp VHNT Thủ đô, đồng Chủ tịch Hội đồng thơ HNV.
(Nhận được từ email của Nguyễn Đình Chúc  (chucdinh012@gmail.com)

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

“Râm ran chuyện giữa cõi người” (*)

Tôi đọc ba tập thơ trước của nhà thơ, nhà giáo Ngô Văn Cư từ giá sách của một người bạn. Tập thơ mới nhất của ông là tập “Chỉ còn nỗi nhớ”, tôi cũng đọc được từ một dịp tình cờ.
Đọc “Chỉ còn nỗi nhớ”, không khó để tìm thấy những bài tứ tuyệt lục bát tròn tứ kiểu như: “Từ trong sâu thẳm lời ru/ Nhặt đôi sợi nắng mùa thu dịu dàng/ À ơi! Gió thổi sương tan/ Rau răm giữa cõi nhân gian đắng lòng” (Gặp câu hát cũ); hay “Từ trong chớp bể mưa nguồn/ Ngẩn ngơ theo vọng tiếng chuông chùa làng/ Lần theo dấu bụi thời gian/ Bỏ đời cơm áo đi hoang tôi về” (Về). Có thể nhận ra, Ngô Văn Cư nặng nợ với hết thảy mọi thứ trên đời, nhưng không vì thế mà anh nháo nhào, hay quay cuồng trong hệ lụy không đáng có ở nó. Thế sự bật lên trong thơ Ngô Văn Cư với sự chiêm nghiệm sâu sắc: “Vườn chùa chú tiểu bắt sâu/ Là người đẩy bánh luân hồi quay nhanh?/ Cảnh chùa bông lá thắm xanh/ Là bao nhiêu kiếp hóa thành mà nên?” (Nghĩ ở vườn chùa).

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Thọ Xương hay Hóc Xương từ sự man rợ của báo lá cải?


Thọ Xương hay Hóc Xương từ sự man rợ của báo lá cả

Nụ cười trong sáng của trẻ thơ và sự nhọc nhằn lầm bụi của cô giáo (ảnh được cung cấp từ học viên Đăk Na, Tu Mơ Rông, Kon Tum)
Chu Mộng Long – Truy tầm từ nguyên là công việc của từ nguyên học, khảo cổ học, mà công việc ấy có những giới hạn nhất định. Cái gọi là cổ không chắc gì đã cổ nhất trong cõi vô cùng của tồn tại và trong giới hạn sở kiến của chúng ta, trong khi, rất nhiều trường hợp, nhất là ngôn ngữ, nói như J.Derrida, cuộc truy tầm quá khứ trở thành trò chơi vô tăm tích, cuối cùng ngôn ngữ chỉ là ngôn ngữ của ngôn ngữ mà mọi cách diễn dịch đều không bao giờ tới hạn.
 Đó là lí do, F.Saussure buộc phải chọn nghiên cứu cấu trúc đồng đại trong lí thuyết ngôn ngữ học của mình để dọn đường cho ngôn ngữ học hiện đại.
A.Einstein nói, chúng ta đã nhìn thế giới và lịch sử như chúng ta nghĩ hơn là như nó vốn có. Tất cả đều được hợp thức hóa bởi tư duy của con người hơn là bản chất phức tạp của sự thật.

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

Mênh mang Vạn Hội


“Nhất nước, nhì phân…”, người nông dân đã bao đời thấm thía. Vậy mà, đã có thời, dân Hoài Ân cấy lúa xong chỉ biết ngửa cổ mỏi mắt trông nước trời. Rồi, những tháng ngày cơ cực cũng lùi xa, khi hồ Vạn Hội dần hiện hình, ngày ngày đưa nước tưới khắp ruộng đồng. Hơn cả một hồ thủy lợi, Vạn Hội còn là niềm tự hào của người dân đất trung du.

Hồ Vạn Hội vào thời điểm cuối mùa khô.

NỖI NHỚ ĐẦY VƠI ĐỌNG CHÍN MIỀN LỤC BÁT– Bài của Nguyễn Thế Kiên



(Đọc tập thơ Chỉ Còn Nỗi Nhớ của Ngô Văn Cư - NXB Hội Nhà văn, 2012)
alt
Sau những năm dài tháng rộng tung tẩy cùng nhiều thể loại thơ, mùa thu năm Nhâm Thìn này, người thơ Ngô Văn Cư hóa thân vào miền lục bát qua tập thơ "Chỉ còn nỗi nhớ".

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Chuyện lạ về tiền Việt Nam


Đồng tiền là một trong những yếu tố quan trọng khẳng định chủ quyền của một quốc gia.Vì thế, ngay sau ngày lập nước, dù giữa bao khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra sắc lệnh phát hành tiền tệ.


Mỗi địa phương có một loại “Giấy bạc Việt Nam”

Năm 1946 Hồ Chủ tịch ra sắc lệnh phát hành tiền tài chính thường có hàng chữ “Giấy bạc Việt Nam”, quốc hiệu nước VNDCCH và chân dung Bác (thường có hàng chữ “Chủ tịch Hồ Chí Minh”) mang những hình ảnh chống giặc dốt, chống giặc đói, chống ngoại xâm, liên minh công - nông - binh.... Trên tờ giấy bạc, ngoài chữ Việt và chữ Hán, thỉnh thoảng còn có thêm chữ Miên - Lào với chữ ký của Bộ trưởng Bộ Tài chính là Lê Văn Hiến hoặc Phạm Văn Đồng và chữ ký của Giám đốc Ngân khố TƯ cùng hàng chữ “Theo sắc lệnh của Chính phủ Việt Nam, kẻ nào làm giả hoặc có hành đồng phá hoại tờ giấy bạc của Chính phủ, sẽ bị trừng trị theo quân pháp”.

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

Lương bổng - biết thế nào là vừa?

 Người Việt ta đi xin việc ít khi hỏi lương vì ngại, chả lẽ chưa làm gì đã đòi hỏi, nghe kỳ kỳ thế nào, dù trong bụng rất muốn biết.

Lương bổng - yếu tố quan trọng nhất


Người viết bài này từng tham dự khá nhiều lần tuyển nhân viên cho một tổ chức quốc tế và luôn phải chuẩn bị một câu hỏi "Quí ông/bà mong muốn lương là bao nhiêu?". Hoặc có khi ứng viên hỏi thẳng về lương mà không vòng vo.

Theo bạn, mấy tỷ người trên hành tinh đi xin việc nghĩ gì trước? Câu trả lời là lương, lương và lương, là bao nhiêu tiền đút vào túi hàng tháng.

Một thống kê bên Mỹ nói rằng, có tới 90% người đi xin việc thừa nhận, lương là yếu tố quan trọng nhất, liệu có nhận việc đó hay không, rồi mới đến cơ hội thăng tiến, gần nhà hay môi trường làm việc. Thống kê còn cho biết thêm, hơn 50% kêu ca lương trả quá thấp hơn khả năng.

Như vậy lương bổng là câu chuyện từ ngàn đời nay, chuyện chung của các châu lục, chẳng phải chuyện riêng của công chức Việt Nam, bài toán nan giải của mọi chế độ. Đất nước no ấm hay không, hạnh phúc hay không là do đồng lương quyết định tất cả.

Trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, Barack Obama và Mitt Romney luôn nói về công ăn việc làm. Đó là đồng tiền bát gạo của hàng trăm triệu gia đình Mỹ. Không có lương thì chẳng ai cần... tổng thống làm gì.

Lương thế nào là vừa?

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Hội nghị trung ương 6 bàn những vấn đề quan trọng


Sáng 1-10, phát biểu khai mạc Hội nghị trung ương 6 khóa XI, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết ít có hội nghị trung ương nào có nhiều nội dung và dự kiến họp dài như hội nghị lần này.
Tất cả vấn đề được bàn và quyết định đều rất quan trọng và phức tạp.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc hội nghị - Ảnh: Chinhphu.vn

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Mắng dân và... cười ngạo nghễ!



Sao Dân tôi bỗng dưng... muốn khóc!
Thế là, mặc cho kết luận của cơ quan quản lý Nhà nước rằng, đập thủy điện Sông Tranh 2 bảo đảm ổn định, an toàn, mặc cho những trấn an với người dân, rằng hãy biết yên tâm và duy trì các hoạt động sản xuất, học tập, sinh hoạt bình thường, và cũng mặc cho đập thủy điện chưa tích nước, đến thời điểm này, ST 2 vẫn liên tiếp có... "kết luận" riêng của nó.
Ai "kém hiểu biết" hơn?
Chỉ trong ngày 23/09, hai trận động đất với cường độ mạnh 4,8 richter đã khiến hàng nghìn người dân các huyện Nam- Bắc Trà My (Quảng Nam) hoảng hốt. 150 người đang dự tiếp xúc cử tri tại xã Trà Đốc bỏ chạy tán loạn.
Đã có gần 120 ngôi nhà, trường học của các xã Trà Đốc, Trà Tân, Trà Sơn và Trà My bị hư hỏng nặng. Ai sẽ phải đền bù thiệt hại đã xảy ra và sẽ xảy ra?  Câu trả lời còn ở thì...tương lai.
Nhưng trong khi chờ đợi "thì tương lai" tới, thì hiện tại, theo ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, do quá lo sợ, nhiều người dân đành vào rừng, làm nhà tạm để sống.
Động đất vốn là thiên tai khiến cả nhân loại luôn kinh hoàng, sợ hãi. Không một quốc gia nào, dù phát triển văn minh, tiên tiến trong khoa học, như Nhật Bản chẳng hạn có thể dám coi thường. Bài học Fukushima mới đây còn đầy nước mắt.
Nữa là những quốc gia còn đang phát triển như Việt Nam. Nữa là cái huyện miền núi còn nghèo, chậm phát triển như Bắc Trà My. Tiếc thay, sau những ngày hoảng hốt chạy tán loạn, người dân Bắc Trà My và cả xã hội hết sức bất bình trước cái cách ứng xử của các nhà khoa học, các nhà chuyên môn.
Chưa bao giờ, gánh nặng sinh mạng của hàng ngàn người dân thực sự trĩu vai chính quyền huyện Bắc Trà My như lúc này. Thủy điện ST 2 bỗng nhiên như một "chứng nhân" bất đắc dĩ của cuộc đấu khẩu giữa hai bên- chính quyền và các nhà khoa học.
Trước sự vênh nhau giữa phân tích về kỹ thuật với hiện tượng động đất luôn xảy ra, không tin vào những kết luận của đoàn cán bộ khoa học khảo sát, cũng như của Ban Quản lý thủy điện ST 2, ông Đặng Phong, Chủ tịch huyện gay gắt:Chúng tôi vẫn đang nợ người dân câu trả lời về độ an toàn của thủy điện ST 2.
Đã có gần 120 ngôi nhà, trường học hư hỏng nặng sau hàng loạt trận động đất. Ảnh: Thanh Niên

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

Ðọc Hầu chuyện tiền nhân (*)

18:37', 24/9/ 2012 (GMT+7)
Ðọc 25 bài trong tập thơ tác giả lần lượt “hầu chuyện” các nhân vật lịch sử có thật và huyền thoại, nhân vật văn chương xưa, ta cảm thấy thú vị và hấp dẫn, hầu như quên mất những ồn ào, bàn cãi về mới-cũ của thơ hiện nay. Vẫn câu chữ bình thường, dễ hiểu, vẫn nhạc điệu êm thuận có phần cổ điển, nhưng lại mang một phong cách rất mới - cả hình thức lẫn nội dung, từ cách đặt vấn đề đến cách diễn đạt.
Hình như tác giả không quan tâm đến việc sáng tác theo trường phái nào, không bận lòng truyền thống hay cách tân, không phức tạp hóa câu chữ. Nói chuyện ngày xưa, chuyện người ta đã cày đi xới lại nát nhừ trong lịch sử và trên văn đàn, trong “Hầu chuyện tiền nhân”, chỉ bằng một vài câu tưởng chừng bâng quơ, rời rạc, những “mặc định” hàng trăm năm kia bỗng dưng phải đặt lại lên bàn cân ý thức.

Không dại nào bằng đổ tiếng xấu cho dân!


Trong hơn một năm gần đây, cứ thỉnh thoảng vài ba tháng lại có một quan chức nhà nước, thậm chí cả đại biểu cơ quan dân cử...có vấn đề yếu kém gì trong các lĩnh vực quản lý của nhà nước là lại lôi vấn đề dân trí hoặc đổ tiếng xấu cho số đông người dân.

Tất nhiên, điều này luôn gây nên những phản ứng gay gắt  ngay từ những người có trách nhiệm trong bộ máy nhà nước, phần lớn những người đại diện cho cử tri và đông đảo người dân  bởi sự thiếu chín chắn, thiếu cân nhắc của những người phát ngôn.
Gần đây nhất, trong buổi báo cáo tại phiên họp của  Ủy ban Thường Vụ Quốc hội đầu tuần trước, báo cáo công tác Phòng chống tham nhũng năm 2012 có nhận định: "Một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp, người dân chưa có hành động quyết liệt trong việc đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, ngược lại còn đồng tình, tiếp tay cho hành vi tiêu cực, tham nhũng để giành được lợi thế trong kinh doanh hoặc được "ưu tiên" giải quyết công việc".
alt

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

HÈ MUỘN - thơ Ngô Văn Cư
















Cánh phượng đỏ ra đi cùng mùa hạ
Chút nhớ nhung giữ lại một mùa thi
Ta ngơ ngẫn giữa hai bờ yên ả
Nghe lòng mình chớm lạnh gió heo may.

Tiếng ve nào còn sót lại hôm nay
Khe khẻ nép mình trong tán lá
Như một câu thơ lạ
Sợi nắng gãy đôi vắt giữa đám mây trời.

Em mang theo cánh phượng về đâu
Để trống vắng sân trường kỉ niệm
Ta ấp ủ khung trời ước vọng
Nghe một chiều thu lạnh nắng vàng rơi.
NVC

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

MÙA EURO!

TÌNH YÊU Mùa Euro!VÀ BÓNG ĐÁ

Trái bóng vừa lăn vợ đã "ơi"!

Bạn bè cũng kiếm được vài nơi
Mặc tình cá độ và hò hét
Thả sức tung tăng lại đứng ngồi
Giá dưới nống lên mong đoạt cúp
Kèo trên hạ xuống hết giành ngôi
Càng tưng bừng lắm càng phờ phạc
Mụ vợ lườm yêu: Khéo vẽ vời!
NVC

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

GIÓ THỔI VÔ HỒI


Khoán thủ


Chị như hoa nở nhụy khoe rồi
Em vẫn còn e ấp nụ vui
Thơ thới bướm ong tìm kiếm bạn
Thẩn thờ hoa lá điểm tô mày
Dang xanh chẻ lạt em còn buộc
Tay trắng hạ nêu chị hết say
Ra chốn hội làng hồn mở rộng
Về nghe ngọn gió thổi vô hồi.
NVC

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

CHÙM ẢNH GHI NHẬN ĐÃ NGHỈ HÈ...

 Hôm nay, trường tổng kết năm học...
 Thầy Hiệu trưởng đọc bản tổng kết...
 Thầy cô giáo đang ở tư thế chuẩn bị...
 Và học sinh cũng náo nức...
 Giấy khen đã sẵn sàng...
 Những thầy cô giáo có thành tích...
 Và những học sinh chăm ngoan, học giỏi...
 Chia sẻ với nhau những niềm vui
 Những tiếng trống cuối cùng của năm học
 Cây phượng trong sân trường cũng đã náo nức trổ hoa
 Cổng trường sẽ vắng bóng học sinh trong những ngày hè
Những cuộc vui, đang chờ đón...

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

SẮP NGHỈ HÈ RỒI!

Sắp gần hết năm học rổi, chuẩn bị nghỉ hè thôi! Chỉ còn vài ba việc nữa là ta có thể thở phào hưởng những tháng ngày hè... thật thoải mái! Nay đưa mấy bài viết nhỏ như lời tổng kết năm học... he he he ....
TỨ TUYỆT VỀ NGHỀ
Đèn
Có gì mà phải ngạc nhiên
Tiếng gà đã vọng ánh đèn còn vương
Hoa cài tóc, đẹp người thương
Đèn soi giáo án, đẹp từng lời văn.

Giáo án
Tay giở từng trang giáo án
Nhận ra khuôn mặt học sinh
Mắt tròn ngồi nghe thầy giảng
Nôn nao muốn diễn ý mình.

Lời giảng
Tiếng thầy rặt giọng địa phương
Mà bao ánh mắt mười thương một chờ
Hương hoa đất nước… bất ngờ
Ùa vào lớp học trong giờ bình văn.

Lòng thầy
Cứ ngỡ lòng mình cũng sẽ quên
Biết bao khuôn mặt biết bao tên
Mà sao từng lớp, từng em nhỏ
Vẫn đọng trong lòng đóm lửa nhen.

Tan trường
Tiếng trống trường tan đã vọng rồi
Còn bao ánh mắt hướng trông chờ
Khép trang giáo án, khung trời mở
Cho cánh chim bay vạn bến bờ.
NVC

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

Tội ác và chuyện thông tin tội ác


Chưa bao giờ số lượng cũng như mức độ tội ác lại gia tăng như lúc này, cũng chưa bao giờ chuyện thông tin về tội ác lại lạnh lùng như lúc này. Nếu là người quan tâm, hẳn phải xem xét mối tương quan giữa tội ác và chuyện thông tin tội ác.

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Bài văn lạ cô cho điểm 0, học trò thích thú


Gần đây, trên mạng truyền nhau một bài văn lạ với đề bài “phân tích vấn nạn bạo lực học đường”. Dù bài văn được cư dân mạng đánh giá cao nhưng thực tế tác giả bài viết đã nhận điểm 0 tròn trịa với lời phê của giáo viên "Ý thức kém, em cần chỉnh sửa ngay".

Bài văn lạ gây xôn xao cư dân mạng.

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

DẤU RIÊNG

DẤU RIÊNG
Truyện ngắn Ngô Văn Cư


Thực lòng, không một ai trong cơ quan nể phục mớ kiến thức vụn vặt, góp nhặt của ông Dự trưởng phòng, nhưng bao giờ ông cũng là trung tâm của những câu chuyện hoặc uyên bác hoặc đời thường. Từ câu chuyện phòng the đến tình hình thế giới; từ lĩnh vực khoa học đến nghệ thuật; từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội… được ông đưa ra những dữ kiện rồi phân tích, đánh giá say sưa. Thỉnh thoảng, một ai đó đế vào một câu khen ngợi xuýt xoa, một câu hỏi vô thưởng vô phạt khiến ông thêm hưng phấn! Đôi khi ông mơ màng kể về chuyện ngày xưa của ông, một đứa bé mười bốn, mười lăm tuổi đã tham gia cách mạng, khi thì giao liên, khi thì tải đạn, khiêng thương binh; nên khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng, ông vừa bước sang tuổi mười sáu công trạng đã đầy mình…. làm bao cặp mắt tròn xoe thán phục.
Một lần, lão Thước bảo vệ xía vào:
-Tôi cũng ở trong vùng giải phóng từ trước năm bảy lăm, cũng tham gia kháng chiến… nhưng hát hò vui chơi là chính đâu có được khiêng thương, tải đạn… Những người lớn tuổi thì tất cả đều cầm súng nhưng không phải ai nhỏ tuổi cũng đều làm giao liên… Hồi ấy, tôi cũng có lần theo mấy anh du kích ra tận chốt tiền phương nhưng chỉ để lượm tút đạn. Mấy anh đuổi về, tôi không chịu về. Một anh rỉ vào tai tôi “Em hãy về báo với chú Hai xã đội là chúng anh đã đến trận địa rồi, đây là nhiệm vụ quan trọng giao cho em đó”. Tôi hãnh diện trở về và thường khoe là đã từng làm công tác giao liên. Bây giờ nghĩ lại thấy tức cười.
Từ đó ông Dự không kể chuyện kháng chiến của ông nữa.

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

BÊN DÒNG SÔNG QUÊ



Tôi lớn lên bên bờ sông An Lão
Có mạch nước ngầm của dãy Trường Sơn
Có cây trái Hoài Ân, hạt muối Sa Huỳnh, con cá biển  Đông, những đồ dùng khắp nẻo…
Có bờ xe nước rít gầm vào mỗi tối
Có dế mèn ri rả đêm đêm
Có những trò đá cỏ gà, thả diều, chơi khăng, chơi đáo…
Có trộm xoài, trộm táo…

Tuổi thơ
Treo trên đầu ngọn roi của cha
Lặn vào tiếng thở dài của mẹ
Bập bềnh trên dòng sông quê hương.

Khi cổng trường khép lại phía sau lưng
Tuổi trẻ trôi đi dật dờ như khói sóng
Trời cao đất rộng
Lại quẩn quanh giữa vặt vãnh đời thường
May có nụ hôn đầu vẽ lối đi chung
Nên lòng thôi bối rối.

Ngày lại ngày
Tôi như người lữ hành  mỏi gối
Cứ loay hoay trong hai phía trốn tìm
Đành lòng nhìn nắng nhạt phía hoàng hôn
Quay quắt nhớ một mùa trăng thuở nhỏ

Bây giờ
Lại ngồi bên bờ sông xưa cũ
Lòng rách bươm phơi tóc gió bạc màu
Kỷ niệm gầy đè nặng trái tim đau
Thương bè bạn theo áo cơm phiêu dạt
Quên đời mình tuổi ghi vào sợi bạc
Mà dòng sông vẫn mênh mang
Mênh mang…
Ngô Văn Cư






Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

HOÀI ÂN (Bình Định) ngày 19/4/2012

Ngày 19/4/2012 tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định tổ chức trọng thể Chào mừng kỷ niệm 40 năm giải phóng huyện nhà và đón nhận Hân Chương Độc lập hạng Ba. Sau đây là một số hình ảnh:
alt
alt
Áp phích tuyên truyền

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

LỄ CẦU SIÊU Ở XÃ ÂN TÍN (Hoài Ân, Bình Định)


Để chuẩn bị cho ngày kỉ niệm 40 năm ngày giải phóng huyện Hoài Ân, ngày 14/4/2012, tại Nghĩa trang Xã Ân Tín, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định có tổ chức lễ cầu siêu cho các hương hồn liệt sĩ... Dưới đây là một số hình ảnh:

                                                      Chuẩn bị bàn hương án

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

TẢN MẠN TỪ VÙNG ĐẤT VĂN CHỈ



Ghi chép của Lê Hoài Lương
Ngày 2-4-2012 vừa rồi, sau hơn nửa năm thi công, những người tổ chức phục dựng và nhân dân xã Ân Thạnh, Hoài Ân trịnh trọng tiến hành lễ tế khánh thành Văn chỉ Hoài Ân. Có thể với phần đông dân chúng, các từ “văn miếu”, “văn chỉ” còn xa lạ, nhưng khi trên nền đất văn chỉ xưa đã nên hình nên vóc những ngôi nhà- đền trang trí nét xưa  với các mái đao cong cổ kính, đẹp uy nghiêm, dường như đang có những chuyển động tích cực, hiệu quả từ các vấn đề truyền thống và phát triển.
                                                           Ảnh chụp của Ngô Văn Cư

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

Công Bố Kết Quả Xét Tặng Giải Thưởng Hồ Chí Minh, Giải Thưởng Nhà Nước Và Danh Hiệu Nghệ Sĩ Của Hội Đồng Cấp Nhà Nước




(VP)- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông báo kết quả của Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật lĩnh vực Âm nhạc, Sân khấu, Văn học, Mỹ thuật; Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật lĩnh vực Nhiếp ảnh, Mỹ thuật, Múa, Kiến trúc, Điện ảnh, Âm nhạc, Sân khấu; danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú đối với các lĩnh vực Điện ảnh, Sân khấu, Múa, Phát thanh truyền hình, âm nhạc.

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ  DU LỊCH
HỘI ĐỒNG CẤP NHÀ NƯỚC XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HỌC NGHỆ THUẬT LẦN THỨ 3
____________________________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
____________________________________________________________________


Hà Nội, ngày 03 tháng 4  năm 2012


DANH SÁCH
Tác phẩm, cụm tác phẩm; công trình, cụm công trình văn học nghệ thuật
được Hội đồng cấp Nhà nước xét đủ điều kiện, đạt tiêu chuẩn trình
Thủ tướng Chính phủ xét trình Chủ tịch nước tặng Giải thưởng
Nhà nước về văn học, nghệ thuật

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

HÔM NAY TẾ LỄ KHÁNH THÀNH VĂN CHỈ HOÀI ÂN - BÌNH ĐỊNH


(Tại Ân Thạnh - Hoài Ân)



                                            Ban tế lễ. 
                                                         (ảnh chụp của Ngô Văn Cư)

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn không đạo văn


TP - Sau khi Tiền Phong Chủ nhật ra ngày 19-02-2012 đăng bài “Âm mưu giật giải nhờ... đạo văn người đã khuất” của tác giả Minh Tâm, tòa soạn đã nhận được nhiều phản hồi.
Để rộng đường dư luận, Tiền Phong đã đăng toàn văn ý kiến của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn, ý kiến của nhà phê bình văn học Nguyễn Văn Lưu, và ý kiến của ông Võ Ngọc Thọ - Hội viên Hội VHNT tỉnh Bình Định.
Tuy có đăng các ý kiến trao đổi, song sự việc lại càng bị đẩy đi xa hơn; các bài viết “nói đi, nói lại” lại nhận tiếp những ý kiến phản hồi gay gắt. Bằng bài viết này, Tiền Phong hy vọng câu chuyện đã có thể đi đến điểm kết.

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

Nậu, nẩu trong phương ngữ Nam Trung Bộ






Ca dao Nam Trung Bộ có nhiều câu đáng được xem là những viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam:
Ai về nhắn với nậu nguồn
Mít non gởi xuống, cá chuồn gởi lên
- Thuốc ngon chợ huyện
Giấy quyến Sa Huỳnh
Nẩu xa, mược nẩu, hai đứa mình đửng xa
Một trong những dấu hiệu khả tín để xác định nguồn gốc Nam Trung Bộ của mấy câu ca dao trên đây, chính là các từ nậu, nẩu, đửng, mược.
Hoàn cảnh chính trị xã hội cũng như một vài sắc thái riêng trong cách phát âm của người Nam Trung Bộ đã dẫn đến sự xuất hiện của những từ này.

BÁO TIỀN PHONG ĐÔI CO KIỂU "CHỢ TRỜI"

Rút từ trang: vongoctho2. Chuyện lùm xùm giữa việc Minh Tâm viết bài trên báo Tiền Phong và sau đó Nguyễn Văn Lưu viết về nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn đạo văn... đã dấy lên những luồng ý kiến khác nhau... nhưng tựu trung là nghiêng về VNL! Báo Tiền Phong vẫn giữ thái độ ... chợ trời. Xem bài viết dưới đây:

Thứ hai, ngày 26 tháng ba năm 2012

Điều 9, luật báo chí : cải chính trên báo chí ghi rõ:
“ -Báo chí khi thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải đăng, phát sóng lời cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả. Trong trường hợp có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cơ quan báo chí phải đăng, phát sóng kết luận đó.
-Tổ chức, cá nhân có quyền phát biểu bằng văn bản về những nội dung đề cập trên báo chí khi có căn cứ cho rằng báo chí đã thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm đến mình. Cơ quan báo chí phải đăng, phát sóng lời phát biểu của tổ chức, cá nhân đối với thông tin đã được đăng, phát sóng trên báo chí của mình.
Lời phát biểu của tổ chức, cá nhân không được xúc phạm cơ quan báo chí, danh dự, nhân phẩm của tác giả.
-Kể từ khi nhận được lời phát biểu của tổ chức, cá nhân thì trong thời hạn năm ngày đối với báo ngày, đài phát thanh, đài truyền hình, mười ngày đối với báo tuần, trong số ra gần nhất đối với tạp chí, cơ quan báo chí phải đăng, phát sóng lời phát biểu đó.

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012

Ôi, miệng nhà quan…

(NLĐO) - Sáng qua, thằng cháu học lớp 4 của tôi cầm quyển sách tới trước mặt: “Ông nội ơi, tại sao người ta nói miệng nhà quan có gang, có thép? Trong miệng mà có gang có thép làm sao nói chuyện được?”.

Đã giải thích rõ cho thằng cháu là ý người xưa muốn nói đến những kẻ làm quan có quyền chức, có thế lực, muốn nói gì cũng được; nói phải, nói trái gì con dân cũng chỉ biết cúi đầu nghe theo… Ấy vậy mà hôm nay, vô tình thấy báo đài đưa tin về cái vụ Thủy điện sông Tranh 2, giật mình chợt thấy,  miệng các “quan cán bộ” bây giờ cũng… gang thép từa lưa. 

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012

CÔNG BỐ THƯ NHÀ THƠ XUÂN DIỆU GỬI NHÀ NGHIÊN CỨU VŨ NGỌC LIỄN


Cụ Vũ Ngọc Liễn-Nhà nghiên cứu Văn Hóa-Nhà nghiên cứu Sân Khấu-Nhà Đào Tấn học lỗi lạc đã bị tác giả Minh Tâm nào đó viết bài: “Âm mưu giật giải… nhờ đạo văn người đã khuất” bôi nhọ, vu khống trắng trợn trên báo Tiền Phong! Nay đọc bức thư của Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu gửi NNC Vũ Ngọc Liễn, càng hiểu rõ tình bạn chân thành, trong sáng của hai ông. Với lá thư này, thiết nghĩ Minh Tâm và báo Tiền Phong bằng mọi hình thức phải tạ tội với cụ Vũ Ngọc Liễn !  Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.


Hà Nội, 22/5/79
 “Vũ Ngọc Liễn thân quý,
Mình xin lỗi Liễn, hôm Liễn đến thăm mình, mình có một câu xốc nổi về cái ý: “tôi sẽ dịch lại một số đấy”; Liễn ơi! Kỵ nhất là chạm vào tự ái của nhau, tôi tuy có tuổi nhưng chưa thấu tận hết nhân tình.

Đó mới là cỡ của chúng mình, chứ nếu như cỡ Liêm Pha và Lạn Tương Như thì hỏng việc to lắm, vừa rồi, tôi đến chơi nhà Hoàng Trung Thông, Thông có cho biết: Thông đã viết một lời nói đầu, khoảng vài trang cho tập Đào Tấn của Liễn. Nghe nói vậy tôi mừng rằng quyển sách có lời giới thiệu của đồng chí Viện trưởng viện văn học tăng thêm uy tín cho sách. Anh Thông là bạn rất thân, rất tri kỷ với tôi; tôi mừng đã tranh thủ được bài anh Thông. Mặt nữa, tôi biết mình đã phụ sự quí mến ban đầu, nguyên sơ của Liễn.
Vừa rồi, tạp chí Văn Học của Viện Văn Học số 1-79 đã đăng bài Đào Tấn của Xuân Diệu, anh Nguyễn Khắc Viện sau khi đọc đã đến tìm tôi và đã yêu cầu tôi viết một quyển sách độ vài trăm trang giới thiệu Đào Tấn ra quốc tế - Văn Học chỉ đăng có non một nửa của bài tôi mà đã 20 trang, nếu đăng cả bài với phần viết về tuồng thì phải 45 trang, vậy nên Văn Học không thể đăng cả, tôi rất thông cảm.
Liễn ơi, tôi có một ý này nếu không được chấp nhận, tôi cũng không tự ái đâu, vì chính tôi đã phạm lỗi trước. Có thể sau bài của Hoàng Trung Thông rất ngắn, dùng một tiểu luận của Xuân Diệu cho “xôm” thêm… Tôi đã gửi toàn bộ bài tiểu luận cho Từ Quốc Hoài, Liễn hỏi Hoài và lấy bài đó đọc thử. Nếu thấy căn bản được, và cần phải sửa đổi sắp xếp chế biến thêm bớt gì thì tôi sẵn sàng làm. Là vì tôi muốn đóng góp một chút gì cụ thể cho quê hương (nếu đợi bài Đào Tấn của tôi in trong sách của tôi thì còn lâu). Nếu nội dung căn bản không được, hoặc là một bài của Hoàng Trung Thông đã đủ rồi, hoặc sách đã dày rồi…v…v…mà không cần bài của tôi nữa, thì tôi cũng không tự ái, cốt sao lợi cho quyển sách chung, chứ tiểu tiết của một người không quan trọng.
Vậy nên lấy bài của tôi ở Từ Quốc Hoài mà đọc thử xem nhé!
Sau việc này chúng ta đã thông cảm lại với nhau rồi, thì sau này ta gặp nhau ta lại thân quí nhau như trước, như hôm mình đến ăn giỗ ở nhà Liễn, Quy Nhơn”.
JPG File
JPG File
MỜI XEM THÊM CÁC TÀI LIỆU KHÁC:
Bấm vào đây để xem Vũ Ngọc Liễn: Ghi sau
Bấm vào đây để xem 30 năm một chặng đường nghiên cứu Đào Tấn
Bấm vào đây để xem học giả Trúc Tôn - Phạm Phú Tiết - con người và phẩm hạnh
Nguồn:http://vntnew.vnweblogs.com/

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

THƯ NGỎ GỞI TRUNG ƯƠNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

 Ở trang blog  http://vntnew.vnweblogs.com có một bức thư ngỏ của Võ Ngọc Thọ, con trai của cụ Vũ Ngọc Liễn, về vụ báo Tiền Phong đăng bài bôi nhọ nhà nghiên cứu tuồng Vũ Ngọc Liễn; trang mạng Cánh buồn thao thức cũng đã đăng lại... và nay Nậu Nguồn đem về trang mình để rộng đường dư luận.

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THƯ NGỎ
Kính gửi Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Cùng cộng đồng cư dân Mạng!
Tôi tên:  Võ Ngọc Thọ, 62 tuổi
Là con trai của Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn
Hiện ở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Vừa qua, trên Báo Tiền Phong (TP), Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, ngày 19/2/2012 có đăng bài: “Âm mưu giật giải… nhờ đạo văn người đã khuất” của Minh Tâm. Bài báo này đã bịa ra những chi tiết không đúng sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự Ba tôi là Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn.
Sự việc vu khống như thế nào, chúng tôi đã gửi bài viết đến báo Tiền Phong yêu cầu đăng bài phản hồi để rộng đường dư luận, nhưng không nhận được câu trả lời nào từ báo TP , đồng thời báo này cũng không đăng bài phản hồi, nên chúng tôi đã nhờ những trang mạng: Phongdiep.net, Nhavantphcm.com.vn, Nguyentrongtao.org. Ngominh.vnweblogs.com, Yume.vn, vanchuongplusvn, vongoctho2.blogspot.com…đăng tải các bài viết: “Đâu là sự thật vụ “âm mưu giật giải…” của Hồng Hạnh; “Một bài viết bịa tạc và vu khống trắng trợn” của Lê Hoài Lương; “Sự ngoan cố và bảo thủ khó hiểu của báo Tiền Phong” của Hồng Hạnh; “Trao đổi với ông Nguyễn Văn Lưu về chuyện“đạo văn’ và “tác quyền” Đào Tấn Thơ và Từ” của Lê Hoài Lương, "Đào Tấn Thơ và Từ - công trình biên khảo công phu và giá trị" của Trần Hà Nam...
Kính thưa quý vị!
Cách hành xử của báo TP như vậy là không minh bạch, không đường hoàng vi phạm khoản 2, Điều 611 BLDS nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Minh Tâm là ai mà điên cuồng làm những điều rồ dại như vậy? Theo tìm hiểu riêng của chúng tôi, Minh Tâm là một phóng viên của tờ báo ở Hà Nội, nhưng người cung cấp thông tin, tài liệu để viết bài là một “bạn văn ở Bình Định”. Còn bạn văn ở Bình Định là ai? Thì chúng ta không lạ gì con người này. Điều chúng tôi muốn đề cập ở đây là cần một thái độ văn minh, trung thực của một tờ báo đại diện tiếng nói của Đoàn thanh niên. Thanh niên nên làm theo lời Bác dạy: Khiêm tốn, thật thà , dũng cảm.
Báo Tiền Phong không khiêm tốn ở chỗ, đáng lẽ, khi chúng tôi nhờ một số báo mạng đăng tải vạch rõ sai trái của bài báo mang tính cách vu khống bôi nhọ cá nhân kia, thì báo Tiền Phong phải biết cầu thị tiếp thu. Đằng này ngược lại ngày 11/3/2012, báo TP cho đăng tiếp bài “Về tác quyền Đào Tấn Thơ và Từ” của Nguyễn Văn Lưu với giọng văn “điếm văn học”, tiếp tục lặp lại một cách ác ý điều vu khống của Minh Tâm ở bài trước và ngang nhiên thách thức dư luận.
Báo Tiền Phong không thật thà ở chỗ, tìm cách đối phó cho đăng “Đôi điều nói lại” của Cụ Vũ Ngọc Liễn, và xem như phủi sạch trách nhiệm về việc làm sai trái của mình.
Báo Tiền Phong không dũng cảm ở chỗ, biết sai nhưng không nhận khuyết điểm, không đăng tin đính chính sửa sai.
Ngày 13/3/2012, có một người xưng tên là Minh Tâm, tác giả bài báo “Âm mưu giật giải nhờ…đạo văn người đã khuất” gọi điện thoại gặp cụ Vũ Ngọc Liễn gần một tiếng đồng hồ ăn năn hối lỗi nói rằng: “Con đang quỳ gối xin lỗi Cụ, vì con không biết nên lỡ viết bài xúc phạm Cụ. Mong Cụ tha lỗi”. Rằng: “Con viết bài ấy nhuận bút chỉ có 400 ngàn, nhưng con phải nhiều đêm thức trắng vì lương tâm cắn rứt” v.v… Rất tiếc, đến giờ Cụ Vũ Ngọc Liễn vẫn chưa biết chính xác người này là thật hay giả. Điều kể trên là có thật – Ba tôi thuật lại như vậy và ông tin lời nói của Minh Tâm là rất chân thành. Tôi không biết việc này có sự nhúng tay của báo Tiền Phong hay không, nhưng rõ ràng có gì đó thật không đường hoàng.
Kính thưa Ban thường vụ Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh!
Quý vị đã nhận ra cách hành xử bất công vi phạm pháp luật của báo TP chưa? Dưới mục Văn hóa của báo TP lại giật một cái tít vô cùng mất văn hóa: “Âm mưu giật giải…nhờ đạo văn người đã khuất” Ông Đoàn Công Huynh, Tổng biên tập báo TP không thể lợi dụng tờ báo Đoàn để làm những việc phi pháp. Nếu ông không nói rõ tác giả Minh Tâm kia là ai? Ai là kẻ đứng đàng sau giật dây âm mưu tiến hành một chiến dịch bôi nhọ Ba tôi, thì chính ông là kẻ vô văn hóa làm xấu hình ảnh tờ báo của Trung ương Đoàn. Qua lá thư ngỏ này, thay mặt gia đình người bị hại, chúng tôi kính mong quý vị làm sáng tỏ mọi việc và đề nghị báo Tiền Phong công khai đăng đính chính, xin lỗi NNC Vũ Ngọc Liễn trên mặt báo TP.
Kính thưa cộng động cư dân mạng!
Trong cuốn “Đào Tấn qua thư tịch” (NXB Sân khấu - 2006), tập thứ 3 trong trọn bộ 3 tập về Danh nhân Đào Tấn, ở trang 1 đầu sách với nét chữ cứng cỏi, ông viết: “Th ơi, ba đeo đuổi công trình này gần trọn một đời, con ạ! (ký tên VNL 28-7-2007). Và đúng là vì yêu quý và khâm phục tài năng của Đào Tấn, Cụ đã theo đuổi công trình gần cả cuộc đời mình (30 năm). Ngược lại, Công trình bộ 3 về Đào Tấn ra đời là niềm tự hào của người dân Bình Định (quê hương Đào Tấn) . Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Thanh Thảo nhận xét:“Gọi Vũ Ngọc Liễn là “Nhà Đào Tấn học” không chỉ vì Ông có nhiều tác phẩm nghiên cứu về Đào Tấn, mà chính vì Ông đã chọn Đào Tấn và nghệ thuật Tuồng của Cụ Đào như một nghiệm sinh của mình. Vũ Ngọc Liễn đọc Đào Tấn, học Đào Tấn, nghiên cứu Đào Tấn và cuối cùng Ông chiêm nghiệm Đào Tấn, rồi có thể Ông thiền Đào Tấn, thường khi là với một nụ cười lặng lẽ. Nó mất của Ông cả đời. Và được cho Ông cũng cả đời người”. Vậy mà không biết vô tình (hay cố ý), báo Tiền Phong đã tiếp tay cho kẻ xấu làm một việc trái đạo lý nêu trên.
Viết những điều này có vẻ như “ vạch áo cho người xem lưng”, nhưng với bổn phận làm con, tôi thấy mình cần phải lên tiếng nói lên sự thật. Dù gì, để những đứa “trẻ” nó xúc phạm, làm sao ông Cụ không buồn, nhưng tôi tin là mọi việc sẽ sớm ra ánh sáng, chân lý bao giờ cũng là chân lý …
Chúng tôi chân thành cảm ơn các trang báo mạng, các Blog cá nhân đã kịp thời đăng tải thông tin cho mọi người biết sự thực, cảm ơn các bạn văn trong cả nước đã chia sẻ, giúp đỡ chúng tôi thời gian qua!
Chúc Trung ương Đoàn sức khỏe, hoàn thành xứng đáng sứ mạng là thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng!
Chúc cộng đồng cư dân mạng sức khỏe, thành đạt!
VÕ NGỌC THỌ
(TP QUY NHƠN – 16/3/2012)