Thứ Năm, 29 tháng 7, 2021

CÁI TÔI CỦA "MÁ NĂM"


(Đọc MÁ NĂM của NGUYỄN KIỀU PHƯƠNG)

 

Tôi quen biết Nguyễn Kiều Phương năm 2017, thông qua nhà thơ Đăng Huệ, khi tôi dự trại sáng tác tại Nha Trang và Kiều Phương mang ba lô từ Sài Gòn ra. Khi ấy, tôi chưa hề thấy Nguyễn Kiều Phương làm thơ và cũng chưa đọc câu thơ nào của tác giả này. Rồi năm ngoái (2020), chúng tôi cũng gặp nhau tại quận 1 - Tp HCM, nhưng Phương vẫn không hé môi khoe mình có làm thơ. Bất ngờ là sau ít tháng, tôi nhận tập thơ MÁ NĂM mà tác giả là NGUYỄN KIỀU PHƯƠNG do Nxb Hội Nhà văn cấp phép. Vừa ngạc nhiên vừa háo hức vì tiếp xúc với thơ của một nhà thơ mới toanh lần đầu xuất hiện, tôi đọc một mạch những bài thơ ngắn trong tập. Tôi nói ngắn là tính vào độ dài, vì hầu hết là thơ ngũ ngôn tứ tuyệt nhưng không theo luật lệ khắc nghiệt của thể thơ này.


Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2021

NHỮNG NGÀY THÁNG ÁC LIỆT “Ở ĐẤT K”


 (Đọc ĐẤT K của Bùi Quang Lâm)

 

Tôi quen Bùi Quang Lâm là từ cái duyên văn nghệ, rất ngẫu nhiên khi tôi hẹn cà phê với một người bạn văn khác. Rồi từ chỗ cà phê vỉa hè, chúng tôi cùng kéo sang quán nhậu. Đơn giản thôi nhưng rất ấm tình. Lần đầu gặp nhau nhưng như đã quen biết từ lâu bởi những câu chuyện trên trời dưới đất. Và anh rút ra từ chiếc cặp nhỏ mang bên mình tặng tôi cuốn “Đất K”. Thật tình, nhìn cuốn truyện ký viết về chiến tranh dày hơn 320 trang do Nxb Hội Nhà văn cấp phép, tôi nghĩ khó mà đọc hết tập. Nhưng vì được tặng nên phải đọc vì có quý nhau lắm mới tặng sách cho nhau. Thật bất ngờ là sách đã lôi cuốn tôi ngay từ trang đầu tiên, một cuốn sách chân thực về những người lính tình nguyện Việt Nam trên chiến trường Campuchia.

 


(Bùi Quang Lâm và Ngô Văn Cư ở quán Đất Phương Nam năm 2020)

Thứ Ba, 13 tháng 7, 2021

CÓ MỘT LOÀI HOA BIẾT XẤU HỔ

Tản văn Ngô Văn Cư

 

Quê tôi gọi là hoa Xấu Hổ. Có nơi gọi là hoa Mắc Cỡ. Bọn trẻ chúng tôi gọi là hoa Giả Đò. Còn nhạc sĩ Trần Thiện Thanh Nâng nhẹ một cây lá xếp trong tay lá ngủ thật mê say, … và “gọi hoa Trinh Nữ...”. 



Chủ Nhật, 4 tháng 7, 2021

TRÁI TIM GỞI LẠI CÕI TÌNH


(Đọc GIÓ MIỀN LỤC BÁT của VẠN LỘC)

 

Tôi quen biết với chị Vạn Lộc từ năm 2011, khi công ty Đất Việt ra mắt tập thơ Lục Bát Việt tại Đà Nẵng, rồi năm 2013 lại gặp chị khi dự ngày Hội thơ Đường toàn quốc lần thứ tám ở Thanh Hóa. Tôi mặc định chị là người viết thơ Đường luật khi đọc tập Lá Thức (1912), dù chị có viết nhiều thơ tự do, lục bát trên báo, tạp chí... Đọc tập GIÓ MIỀN LỤC BÁT (nxb HNV, 5/2021) lại nhận ra giọng điệu thơ cũ đã có nhiều đổi mới, đầy bản sắc, không mòn cũ, khuôn sáo, đẹp đẽ trong nhịp sáu tám.

 



a