Thứ Tư, 16 tháng 9, 2020

NGƯỜI ĐÀN BÀ YÊU NHƯ SÓNG


(Đọc tập thơ SÓNG của NHƯ HOÀI)

 

 

Tôi biết Như Hoài trong buổi ra mắt sách của một bạn văn tại Nha Trang năm 2017; nhưng đến năm 2019, tôi mới quen nhau cũng trong một lần dự trại sáng tác tại Nha Trang. Một cô gái nhỏ nhắn về hình dáng, nhẹ nhàng trong lời nói, dịu dàng trong giao tiếp... lại là tác giả tập thơ SÓNG với hình bìa dữ dội của họa sĩ Lê Duy Khanh. Tôi có thói quen là xem mục lục và đếm bài trước khi đọc nội dung; đó cũng là cách ước lượng thời gian đọc. 60 bài thơ và 9 bản nhạc phổ từ thơ Như Hoài cùng bài tiểu luận phê bình của Nguyễn Thị Phụng trong 110 trang sách khổ 13x20 được nxb Hội Nhà văn cấp phép tháng 4/2010 là vừa sức đọc của tôi trong... một đêm! Nhưng sợ bài tiểu luận dẫn dắt, định hướng và giai điệu nhạc mê hoặc nên tôi chỉ đọc phần... thơ!


Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2020

NHỮNG NIỆM KHÚC THỜI GIAN...

                         

(Đọc “Những khúc ru tôi” của Ngô Văn Cư, NXB Văn hóa – Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh 2020)

VÂN PHI

Những năm gần đây, Ngô Văn Cư liên tiếp ra sách mới. Ông viết đều tay, cả thơ, tản văn, truyện. Đa năng, nhưng khởi đầu của ông là thơ. Và dường như, đó là một hành trình xuyên suốt. Mới rồi, ông cho ra mắt bạn đọc tập thơ Những khúc ru tôi. Vẫn cái chất thơ nồng hậu, mộc mạc tìm về hoài niệm, dung dị những yêu thương quê nhà, cùng những chiêm nghiệm đời, Ngô Văn Cư trải lòng trong câu chữ để gởi gắm những niềm riêng.

Là một thầy giáo hưu trí nhiều năm nay, ông vẫn giữ trong lòng những tháng năm phấn bảng ắp đầy kỷ niệm. Ông sợ những trôi trượt thời gian phai tàn đi ký ức. Vậy nên, nhà thơ tiếc nuối tháng năm đi qua, da diết nhớ về học trò, con chữ, mái trường: “Bây giờ ngang qua trường cũ/ Còn ai nhớ thầy giáo già/ Từng say trong bao câu chữ/ Một thời như mới… chưa xa!” (Dĩ nhiên là tôi vẫn thế).