Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017
Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017
NHỚ CHIẾC NÓN QUÊ NHÀ Tạp văn: Ngô Văn Cư
Lần đầu tiên đến thăm người bạn ở Huế, theo phép xã giao cho vừa lòng
nhau, tôi đã “vô duyên” khen Phò mã tốt áo với những mỹ từ về vẻ đẹp thiên
nhiên; về lăng tẩm, cung điện triều Nguyễn; về nét dịu dàng của con gái Huế; về
chiếc nón bài thơ… Tôi cũng “phổng mũi” vì những lời có cánh về vùng quê “đất
võ trời văn” với những cô gái “bỏ roi đi quyền”, với “Bàn Thành tứ hữu”; về những
cụm Tháp Chàm; về… nhiều thứ khác nữa. Nhưng tôi thật sự ấn tượng khi bạn nói
đến một nét văn hóa không thua kém Huế bằng một câu ca dao “Anh về Bình Định ba ngày, cậy mua chiếc nón lá dày không mua”. Có
lẽ bạn nói đến chiếc nón lá Gò Găng nổi tiếng, nhưng tôi lại nhớ đến dị bản của
câu ca dao này “Ai về Vĩnh Đức ba ngày,
cậy mua chiếc nón lá dày không mua”. Vĩnh Đức là một thôn thuộc xã Ân Tín, huyện
Hoài Ân, tỉnh Bình Định - quê tôi!
Thứ Tư, 9 tháng 8, 2017
TA VỀ THÁC TRẮNG – MINH LONG -- thơ Ngô Văn Cư
Giữa
một mùa cây bắp biếc xanh
Sợi
nắng vàng dẫn đường tôi về Thác Trắng
Minh
Long! Minh Long! Ân tình chưa nặng
Mà
níu chân ta nơi đồi núi điệp trùng.
Có
tiếng chim gù rơi giữa mông lung
Cánh
hoa dại rơi giữa suối nguồn tung tẩy
Tâm
trạng tôi rơi vào ngày lên năm lên bảy
Thác
Trắng rơi vào lòng tôi giọt yêu thương.
Những
tiếng cười rạng rỡ đợi chiều buông
Thác
hối hả trắng bên chiều ưng ửng tím
Cây
bắp hối hả xanh bên chân người bịn rịn
Minh
Long! Minh Long! Theo nỗi nhớ ta về.
Phố
huyện lặng yên như vệt sương mờ
Con
đường như sợi dây nối niềm mơ ước
Khát
vọng ngược tìm những điều quen thuộc
Tôi
lại gặp mùa bắp dẻo, chè thơm…
Tôi
chia tay Thác Trắng bằng một hình dung
Ngọn
gió xôn xao gọi mùa thay áo mới
Mà
nỗi niềm trong ta cứ ngập ngừng dừng lại
Một
giấc mơ bình yên.
NVC
Thác Trắng thuộc huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi
Thác Trắng thuộc huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi
Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017
CHIỀU CỔ LŨY CÔ THÔN - thơ Ngô Văn Cư
Ta về Cổ Lũy chiều tà
Dấu xưa còn chút khói là đà bay
Nhìn lên Phú Thọ mà say
Đá nằm trầm mặc nghe ngày phôi pha.
Dòng sông uốn lượn dài xa
Dừa xanh xỏa tóc chải và soi gương
Biển chiều như trốn vào sương
Thôn côi u tịch mà vương nỗi đời.
Còn đâu thành quách một thời
Mà đây đá dựa trùng khơi hiền hòa
Còn đâu trống giục gần xa
Mà đây tiếng sóng sông Trà miên man
Thạch Sơn trụ với thời gian
Cô thôn Cổ Lũy nắng tràn lối xưa.
Lòng ta yêu mấy cho vừa…
NVC
Thứ Năm, 3 tháng 8, 2017
NGÀY XƯA ĐI HỌC VỠ LÒNG - Tạp bút: Ngô Văn Cư
(ảnh trên mạng, chỉ để minh họa., trang trí - không phải của tôi!)
Tôi sinh ra từ một miền quê nghèo, trong một gia
đình vừa làm nông trong mỗi vụ mùa và chạy chợ trong những ngày nông nhàn. Vì
thế mà cuộc sống có phần thoải mái hơn các gia đình thuần nông khác. Có lẽ vì
thế mà anh em chúng tôi được cha mẹ cho đến trường học hành đàng hoàng. Cũng có
thể là do truyền thống gia đình, ông nội là người giỏi chữ Nho trong vùng; cha
đã qua chương trình Tuyển Sanh, tốt nghiệp Sơ học yếu lược và đang nhăm nhe thi
lấy bằng Tiểu học (Ri Me) thì phải bỏ dở. Trong những năm của nửa đầu thế kỷ
trước, được học như thế cũng đã đủ vốn liếng kiến thức để thi thố với đời. Khi
bè bạn cùng lứa tuổi phải chăn trâu, cắt cỏ, giữ em hay lêu lổng rong chơi thì
anh em tôi ngày hai buổi đến trường.
Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017
CỔ THỤ - Tản văn: Ngô Văn Cư
Mỗi
khi đi xa, nhớ quê nhà Ân Tín, tôi thường nhớ đến những nơi gắn liền với tên
người: cầu Bà Cương, cầu Ông Lộc, bến Ba Cô, dốc Bà Quýt, vườn dừa Bà Khôi, ruộng
Bà Cả… Đôi khi lại nhớ đến những nơi không hề liên quan đến con người nhưng là
chứng nhân của quê hương: Cổ Thụ!
Hôm
nay, với tốc độ đô thị hóa nông thôn nhanh đến chóng mặt cùng với nó là sự mở
đường rộng thoáng khiến những cây cổ thụ đứng ven đường bị chặt phá không
thương tiếc. Tất cả chỉ còn lại cái tên. Cầu Bến Muồng nhưng cây Muồng không
còn nữa. Truông Cây Cầy mà cây Cầy đã vắng bóng. Dốc Me không còn cây Me da xù
xì như người già…Chỉ còn vài ba cây may mắn sót lại trên mãnh đất nửa phố nửa
quê.Tôi nói may mắn là có lý do, và sẽ nói rõ về chúng.
Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2017
NGƯỜI PHIÊU LÃNG SỚM CHIỀU
(Đọc "Gió lãng du" - tập thơ Ngô Văn Cư, NXB HNV-2016)
Thời nào cũng vậy, quanh cuộc thơ văn đúng nghĩa hấp dẫn người sáng tác và tiếp nhận. Ngày ấy, một Thế Lữ hào phóng “Ta là khách bộ hành phiêu lãng/ Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi”, bây giờ Ngô Văn Cư nối gót “Rong chơi sớm nắng chiều mưa/ Trăm năm sầu nhớ ngày vừa bên nhau” lại da diết hơn. Đâu phải chờ đến những ngày nghỉ hưu, anh đã có tám tác phẩm đã xuất bản kể từ 2003 cho đến nay, còn phần “kỉ yếu” là hàng loạt giải thưởng. Kể ra cách rong chơi thuộc dạng kế tục “sao hôm” làm nền cho “sao mai” tiếp nối trên đất Văn- Võ song toàn , mà bước trẻ đang từng giờ náo nức. Gió lãng du, tập thơ chỉ 80 trang có đến 151 bài tứ tuyệt, kể ra không tiết kiệm giấy mực là không được. Bởi sầu- nhớ nhiều lắm, phải lời ngắn cho tình dài thiết tha nảy mầm mới thỏa mãn chiều mưa sớm nắng này!
Thời nào cũng vậy, quanh cuộc thơ văn đúng nghĩa hấp dẫn người sáng tác và tiếp nhận. Ngày ấy, một Thế Lữ hào phóng “Ta là khách bộ hành phiêu lãng/ Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi”, bây giờ Ngô Văn Cư nối gót “Rong chơi sớm nắng chiều mưa/ Trăm năm sầu nhớ ngày vừa bên nhau” lại da diết hơn. Đâu phải chờ đến những ngày nghỉ hưu, anh đã có tám tác phẩm đã xuất bản kể từ 2003 cho đến nay, còn phần “kỉ yếu” là hàng loạt giải thưởng. Kể ra cách rong chơi thuộc dạng kế tục “sao hôm” làm nền cho “sao mai” tiếp nối trên đất Văn- Võ song toàn , mà bước trẻ đang từng giờ náo nức. Gió lãng du, tập thơ chỉ 80 trang có đến 151 bài tứ tuyệt, kể ra không tiết kiệm giấy mực là không được. Bởi sầu- nhớ nhiều lắm, phải lời ngắn cho tình dài thiết tha nảy mầm mới thỏa mãn chiều mưa sớm nắng này!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)