Thứ Ba, 18 tháng 5, 2021

.KHÓI MÂY MỘT THUỞ RỐI BỜI CHIÊM BAO

 

(Đọc tập thơ LÀ KHÓI HAY LÀ MÂY của Mạc Tường*)

 

Tôi với Mạc Tường sinh hoạt chung trong một Chi hội chuyên ngành văn học thuộc một Hội Văn học – Nghệ thuật của một địa phương. Nhưng tôi lại ít được đọc thơ Mạc Tường, ngoài những bài đăng trên tạp chí Văn nghệ tỉnh và một những bài anh đăng lên facebook. Hôm nay, mới đọc một cách hệ thống nhờ nhận được tập thơ anh tặng LÀ KHÓI HAY LÀ MÂY do NXB Văn học cấp phép vào tháng 4/ 2021. Tập sách sách dày 96 trang, gồm 50 bài thơ với nhiều thể loại. Nhưng với một tập thơ, không phải chỉ thống kê là đủ mà phải nhận ra nhịp rung cảm con tim trước cuộc sống mà tác giả gửi gắm. Cho dù tác giả có khiêm tốn: “Tập thơ chỉ là để kỷ niệm...” và lắng nghe: “tiếng má thủ thỉ: Má thích thơ của con.”; nhưng ta lại thấy hơn thế nữa.



1.     Gió đi về mấy cõi. Núi vẫn là núi xanh

Tập thơ đa dạng về thể loại, phong phú về đề tài... nhưng tôi thích những bài thơ tác giả viết về mẹ. Đây là đề tài mà người cầm bút nào cũng viết nhưng chạm đến xúc cảm của người đọc thì rất ít. Mạc Tường không chải chuốt từ ngữ, bóng bẩy hình ảnh mà vẫn dẫn người đọc đến tận cùng bằng sự mộc mạc, chân thành:

Mẹ là nắng ấm ngày đông

Là cơn mưa hạ dịu lòng đất khô

Mẹ là đồng lúa, nương ngô

Nuôi con khôn lớn giang hồ rong chơi

(Nhớ mẹ)

Những câu thơ chia làm hai vế. “Mẹ” được so sánh với cả thiên nhiên rộng lớn, kỳ vĩ “là nắng ấm mùa đông; là cơn mưa hạ; là đồng lúa, nương ngô” vừa xa xôi vừa gần gũi khiến ta dễ cảm nhận công ơn lớn lao nhưng không hề xa lạ, cách biệt. Có lẽ thế mà tác giả thấy rõ: “Đời mẹ trĩu âu lo/ Nhọc nhằn theo câu hát” (Dấu yêu ngày cũ). Một hình ảnh không hề mới về Mẹ, nhưng trong thơ Mạc Tường, hình ảnh Mẹ đã làm ta thấy được tảo tần của Mẹ, lòng hiếu thảo của con:

Liêu xiêu quang gánh đường xa

Nuôi con mơ giấc ngọc ngà

Mẹ ơi! Làm sao đền đáp

Bao nhiêu chăng nữa vẫn là...

(Mẹ ơi)

Hạnh phúc biết bao nhiêu khi ta còn Mẹ. Và ta hạnh phúc gấp nhiều lần khi Mẹ “là cơn gió nồm” thổi mát đời ta những khi buồn bực, nóng nảy, thất bại; bị cuộc đời vần xoay đủ hướng:

Má ơi, con ghi khắc

Cố giữ mình sạch thơm

Dù Đông, Tây, Nam, Bắc

Má là cơn gió nồm.

(Má là cơn gió nồm)

Đọc thơ Mạc Tường, người đọc sẽ nhận ra một tác giả chân chất, hồn nhiên, chí tình nhưng không kém đằm thắm mà bay bổng khi bộc lộ tình yêu Mẹ. Tôi thích hình ảnh ẩn dụ này:

 

Cuối trời mây hay khói

Mà trắng đến an lành.

(Núi vẫn là núi xanh)

Dẫu “Gió đi về mấy cõi” (Núi vẫn là núi xanh) thì ta cũng ghi nhận tấm lòng của tác gỉa đối với Mẹ:

Tôi yêu cả niềm đau

Mẹ chờ con lệ ứa

(Người lại ngồi bên nhau)

Mỗi câu thơ được ghi lại ấm áp như giọt nắng, ta hiểu ra nỗi nhớ và lòng tri ân với đấng sinh thành là không tuổi tác. Đằng sau sự thành công của mỗi người là mồ hôi, nước mắt có khi cả máu thịt của mẹ cha !

2.     Dưới hiên đời bụi bặm. Lặng lẽ chờ trăm năm.

Một đề tài tốn nhiều giấy mực của nhà thơ là tình yêu nam nữ. Nhà thơ Mạc Tường cũng không thoát ra cái con đường quen thuộc ấy. Anh giành nhiều bài cho đề tài này, và ta có thể lẫy ra những câu thơ để neo đậu trong lòng người đọc:

Giá như tôi cố vội vàng

Giá như em chậm một gang đủ vừa

Giá như hôm ấy trời mưa

Bây giờ có cớ đổ thừa cho nhau

(Giá như)

Những giả định trong mô tip thật quen như bao chuyện tình ta đã gặp, nhưng để “có cớ đổ thừa cho nhau” là đúng là Mạc Tường rồi. Bởi anh thường để lòng mình hướng về, chờ đợi về một bóng dáng xưa cũ rồi trở thành một hoài niệm khó phai:

Những bóng hình xa xăm

Ùa về đêm sâu thẳm

Dưới hiên đời bụi bặm

Lặng lẽ chờ trăm năm

(Dấu yêu ngày cũ)

Những dấu yêu ngày cũ mãi đau đáu trong lòng anh cho đến “ Bây giờ ta tóc bạc” “Bây giờ người phương nao” “Cứ như trò cút bắt/ Dưới trăng buốn xanh xao” để rồi anh lại như buông thả tình mình, nhưng người đọc vẫn nhận ra nỗi đau buồn tiếc nhớ: “Thôi thà đừng gặp lại/ Để vẹn nguyên bóng hình/ Hoa khế mùa xưa ấy/ Vẫn trĩu màu băng trinh” (Hoa khế mùa xưa). Đâu phải “ta tóc bạc” là hiểu được ngọn nguồn tình yêu. Ta lại thấy một Mạc Tường thật thà đáng yêu như đang chập chửng bước vào yêu:

Ngày sau ai chắc đá vàng?

Thôi thì giữ chút cũ càng quê xưa

Giá mà gặp lại, xin thưa:

Này em, tôi cũng chỉ vừa hiểu ra...

(Đôi bờ)

Một nhạc sĩ đã từng viết “Tình chỉ đẹp khi còn dang dỡ...” và chờ đợi, mong ước trong tình yêu cũng là chất gia vị để tình yêu thăng hoa. Nhưng đằng sau câu chữ ta vẫn thấy một nỗi niềm khó gọi thành tên:

Cho tôi gặp lại một lần

Bờ môi em mọng theo vần thơ xưa

Những con chữ chín đong đưa

Nhàu câu thơ cũ sao chưa thấy người

(Sao chưa thấy người)

Người thơ lặng lẽ Mạc Tường trong đời thực và cũng lặng lẽ trong đời thơ. Tôi yêu thích mơ ước nhỏ bé của anh; không lên gân, không cường điệu nên hình ảnh thơ đẹp như một hồi ức cho dù anh viết về tương lai:

Tôi sẽ về bên cung thánh ngày xưa

Tìm giọng hát em còn vương đâu đó

...

Tôi sẽ về ngồi đợi mảnh trăng lên

Mơ gặp em đêm chơi trò cút bắt

(Đành thiếu nợ người)

Với nhà thơ viết thơ tình thì nói biết đến bao giờ cho xong. Họ vừa mới là chủ nợ đấy, bỗng chốc hóa thành con nợ trả suốt đời chưa xong. Cũng nhờ thế mà đời có những câu thơ đẹp khi nhà thơ trải lòng:

Mây bay sông vẫn nằm chờ

Biết ai thiếu nợ ai ngơ ngẩn đòi

Người đi bổi hổi bồi hồi

Người về trăm mối rối bời ngổn ngang

(Chút nước lùa kẽ tay)

Thôi thế thì ta khép lại mảng đề tài này của nhà thơ Mạc Tường:

Đêm nay lóe nụ hoa quỳnh

Vọng vang chuông mõ lời kinh vô thường

Bồi hồi tiếng vạc kêu sương

Gởi người xưa chút cố hương lòng này

(Héo ngọn trầu cay)

3.     Chòng chành một thoáng vậy mà/ Giấc mơ ngọt đắng vẫn là giấc mơ

Trong tập thơ không thiếu những bài, những câu đau đáu niềm yêu về quê hương; về nơi chôn nhau cắt rốn; về thánh đường, nơi nuôi dưỡng tâm hồn của Mạc Tường. Có khi anh diễn đạt trực tiếp:

Tôi yêu quê hương tôi

Lũy tre làng xanh ngát

Cánh cò theo câu hát

Ba dọc suốt bờ nôi

(Người lại ngồi bên nhau)

Có khi là những lời nhắn nhủ xa xôi:

Bạn nhắn về: Nghe cơn sóng đùa vui

Đường Xuân Diệu nằm thả hồn trên biển

Cầu Nhơn Hội tròn giấc mơ miên viễn

Đưa người về, bỗng xóm đảo gần hơn

(Quy Nhơn nỗi nhớ)

Tất cả bàng bạc trong niềm thương cảm khói sương mà chính tác giả cũng chẳng dễ gì nhận ra đó LÀ KHÓI HAY LÀ MÂY. Thôi thì để dành phần cho những người đọc khác thưởng lãm những nét thâm trầm, chân chất nhưng không kém phần sâu sắc của tác giả Mạc Tường. Chỉ hé lộ một vài tựa đề bài thơ trong tập để độc giả phần nào thấy được nét lãng đãng của khói mây: Gợn chút phôi pha, Xa lắc người xưa, Bóng lá còn vang, Tơ rung lỡ nhịp, Chiêm bao kỷ niệm, Rượu đời ngát hương, Có một khoảng trời... Hy vọng thơ của Mạc Tường sẽ làm vừa lòng những người đọc khó tính. Xin được giới thiệu tập thơ đến bè bạn xa gần!

NVC

 

*Đây chỉ là bài đọc sách chứ không phải tiểu luận phê bình nên chỉ men theo nội dung tôi yêu thích. Mọi thứ khác về nội dung tư tưởng, nghệ thuật không bàn luận đến. Cảm ơn tác giả đã tặng sách.

(Đọc tập thơ LÀ KHÓI HAY LÀ MÂY của Mạc Tường*)

 

Tôi với Mạc Tường sinh hoạt chung trong một Chi hội chuyên ngành văn học thuộc một Hội Văn học – Nghệ thuật của một địa phương. Nhưng tôi lại ít được đọc thơ Mạc Tường, ngoài những bài đăng trên tạp chí Văn nghệ tỉnh và một những bài anh đăng lên facebook. Hôm nay, mới đọc một cách hệ thống nhờ nhận được tập thơ anh tặng LÀ KHÓI HAY LÀ MÂY do NXB Văn học cấp phép vào tháng 4/ 2021. Tập sách sách dày 96 trang, gồm 50 bài thơ với nhiều thể loại. Nhưng với một tập thơ, không phải chỉ thống kê là đủ mà phải nhận ra nhịp rung cảm con tim trước cuộc sống mà tác giả gửi gắm. Cho dù tác giả có khiêm tốn: “Tập thơ chỉ là để kỷ niệm...” và lắng nghe: “tiếng má thủ thỉ: Má thích thơ của con.”; nhưng ta lại thấy hơn thế nữa.

1.     Gió đi về mấy cõi. Núi vẫn là núi xanh

Tập thơ đa dạng về thể loại, phong phú về đề tài... nhưng tôi thích những bài thơ tác giả viết về mẹ. Đây là đề tài mà người cầm bút nào cũng viết nhưng chạm đến xúc cảm của người đọc thì rất ít. Mạc Tường không chải chuốt từ ngữ, bóng bẩy hình ảnh mà vẫn dẫn người đọc đến tận cùng bằng sự mộc mạc, chân thành:

Mẹ là nắng ấm ngày đông

Là cơn mưa hạ dịu lòng đất khô

Mẹ là đồng lúa, nương ngô

Nuôi con khôn lớn giang hồ rong chơi

(Nhớ mẹ)

Những câu thơ chia làm hai vế. “Mẹ” được so sánh với cả thiên nhiên rộng lớn, kỳ vĩ “là nắng ấm mùa đông; là cơn mưa hạ; là đồng lúa, nương ngô” vừa xa xôi vừa gần gũi khiến ta dễ cảm nhận công ơn lớn lao nhưng không hề xa lạ, cách biệt. Có lẽ thế mà tác giả thấy rõ: “Đời mẹ trĩu âu lo/ Nhọc nhằn theo câu hát” (Dấu yêu ngày cũ). Một hình ảnh không hề mới về Mẹ, nhưng trong thơ Mạc Tường, hình ảnh Mẹ đã làm ta thấy được tảo tần của Mẹ, lòng hiếu thảo của con:

Liêu xiêu quang gánh đường xa

Nuôi con mơ giấc ngọc ngà

Mẹ ơi! Làm sao đền đáp

Bao nhiêu chăng nữa vẫn là...

(Mẹ ơi)

Hạnh phúc biết bao nhiêu khi ta còn Mẹ. Và ta hạnh phúc gấp nhiều lần khi Mẹ “là cơn gió nồm” thổi mát đời ta những khi buồn bực, nóng nảy, thất bại; bị cuộc đời vần xoay đủ hướng:

Má ơi, con ghi khắc

Cố giữ mình sạch thơm

Dù Đông, Tây, Nam, Bắc

Má là cơn gió nồm.

(Má là cơn gió nồm)

Đọc thơ Mạc Tường, người đọc sẽ nhận ra một tác giả chân chất, hồn nhiên, chí tình nhưng không kém đằm thắm mà bay bổng khi bộc lộ tình yêu Mẹ. Tôi thích hình ảnh ẩn dụ này:

 

Cuối trời mây hay khói

Mà trắng đến an lành.

(Núi vẫn là núi xanh)

Dẫu “Gió đi về mấy cõi” (Núi vẫn là núi xanh) thì ta cũng ghi nhận tấm lòng của tác gỉa đối với Mẹ:

Tôi yêu cả niềm đau

Mẹ chờ con lệ ứa

(Người lại ngồi bên nhau)

Mỗi câu thơ được ghi lại ấm áp như giọt nắng, ta hiểu ra nỗi nhớ và lòng tri ân với đấng sinh thành là không tuổi tác. Đằng sau sự thành công của mỗi người là mồ hôi, nước mắt có khi cả máu thịt của mẹ cha !

2.     Dưới hiên đời bụi bặm. Lặng lẽ chờ trăm năm.

Một đề tài tốn nhiều giấy mực của nhà thơ là tình yêu nam nữ. Nhà thơ Mạc Tường cũng không thoát ra cái con đường quen thuộc ấy. Anh giành nhiều bài cho đề tài này, và ta có thể lẫy ra những câu thơ để neo đậu trong lòng người đọc:

Giá như tôi cố vội vàng

Giá như em chậm một gang đủ vừa

Giá như hôm ấy trời mưa

Bây giờ có cớ đổ thừa cho nhau

(Giá như)

Những giả định trong mô tip thật quen như bao chuyện tình ta đã gặp, nhưng để “có cớ đổ thừa cho nhau” là đúng là Mạc Tường rồi. Bởi anh thường để lòng mình hướng về, chờ đợi về một bóng dáng xưa cũ rồi trở thành một hoài niệm khó phai:

Những bóng hình xa xăm

Ùa về đêm sâu thẳm

Dưới hiên đời bụi bặm

Lặng lẽ chờ trăm năm

(Dấu yêu ngày cũ)

Những dấu yêu ngày cũ mãi đau đáu trong lòng anh cho đến “ Bây giờ ta tóc bạc” “Bây giờ người phương nao” “Cứ như trò cút bắt/ Dưới trăng buốn xanh xao” để rồi anh lại như buông thả tình mình, nhưng người đọc vẫn nhận ra nỗi đau buồn tiếc nhớ: “Thôi thà đừng gặp lại/ Để vẹn nguyên bóng hình/ Hoa khế mùa xưa ấy/ Vẫn trĩu màu băng trinh” (Hoa khế mùa xưa). Đâu phải “ta tóc bạc” là hiểu được ngọn nguồn tình yêu. Ta lại thấy một Mạc Tường thật thà đáng yêu như đang chập chửng bước vào yêu:

Ngày sau ai chắc đá vàng?

Thôi thì giữ chút cũ càng quê xưa

Giá mà gặp lại, xin thưa:

Này em, tôi cũng chỉ vừa hiểu ra...

(Đôi bờ)

Một nhạc sĩ đã từng viết “Tình chỉ đẹp khi còn dang dỡ...” và chờ đợi, mong ước trong tình yêu cũng là chất gia vị để tình yêu thăng hoa. Nhưng đằng sau câu chữ ta vẫn thấy một nỗi niềm khó gọi thành tên:

Cho tôi gặp lại một lần

Bờ môi em mọng theo vần thơ xưa

Những con chữ chín đong đưa

Nhàu câu thơ cũ sao chưa thấy người

(Sao chưa thấy người)

Người thơ lặng lẽ Mạc Tường trong đời thực và cũng lặng lẽ trong đời thơ. Tôi yêu thích mơ ước nhỏ bé của anh; không lên gân, không cường điệu nên hình ảnh thơ đẹp như một hồi ức cho dù anh viết về tương lai:

Tôi sẽ về bên cung thánh ngày xưa

Tìm giọng hát em còn vương đâu đó

...

Tôi sẽ về ngồi đợi mảnh trăng lên

Mơ gặp em đêm chơi trò cút bắt

(Đành thiếu nợ người)

Với nhà thơ viết thơ tình thì nói biết đến bao giờ cho xong. Họ vừa mới là chủ nợ đấy, bỗng chốc hóa thành con nợ trả suốt đời chưa xong. Cũng nhờ thế mà đời có những câu thơ đẹp khi nhà thơ trải lòng:

Mây bay sông vẫn nằm chờ

Biết ai thiếu nợ ai ngơ ngẩn đòi

Người đi bổi hổi bồi hồi

Người về trăm mối rối bời ngổn ngang

(Chút nước lùa kẽ tay)

Thôi thế thì ta khép lại mảng đề tài này của nhà thơ Mạc Tường:

Đêm nay lóe nụ hoa quỳnh

Vọng vang chuông mõ lời kinh vô thường

Bồi hồi tiếng vạc kêu sương

Gởi người xưa chút cố hương lòng này

(Héo ngọn trầu cay)

3.     Chòng chành một thoáng vậy mà/ Giấc mơ ngọt đắng vẫn là giấc mơ

Trong tập thơ không thiếu những bài, những câu đau đáu niềm yêu về quê hương; về nơi chôn nhau cắt rốn; về thánh đường, nơi nuôi dưỡng tâm hồn của Mạc Tường. Có khi anh diễn đạt trực tiếp:

Tôi yêu quê hương tôi

Lũy tre làng xanh ngát

Cánh cò theo câu hát

Ba dọc suốt bờ nôi

(Người lại ngồi bên nhau)

Có khi là những lời nhắn nhủ xa xôi:

Bạn nhắn về: Nghe cơn sóng đùa vui

Đường Xuân Diệu nằm thả hồn trên biển

Cầu Nhơn Hội tròn giấc mơ miên viễn

Đưa người về, bỗng xóm đảo gần hơn

(Quy Nhơn nỗi nhớ)

Tất cả bàng bạc trong niềm thương cảm khói sương mà chính tác giả cũng chẳng dễ gì nhận ra đó LÀ KHÓI HAY LÀ MÂY. Thôi thì để dành phần cho những người đọc khác thưởng lãm những nét thâm trầm, chân chất nhưng không kém phần sâu sắc của tác giả Mạc Tường. Chỉ hé lộ một vài tựa đề bài thơ trong tập để độc giả phần nào thấy được nét lãng đãng của khói mây: Gợn chút phôi pha, Xa lắc người xưa, Bóng lá còn vang, Tơ rung lỡ nhịp, Chiêm bao kỷ niệm, Rượu đời ngát hương, Có một khoảng trời... Hy vọng thơ của Mạc Tường sẽ làm vừa lòng những người đọc khó tính. Xin được giới thiệu tập thơ đến bè bạn xa gần!

NVC

 

*Đây chỉ là bài đọc sách chứ không phải tiểu luận phê bình nên chỉ men theo nội dung tôi yêu thích. Mọi thứ khác về nội dung tư tưởng, nghệ thuật không bàn luận đến. Cảm ơn tác giả đã tặng sách.



2 nhận xét:

Nguyễn Thị Phụng nói...

Có sách tặng sẻ chia cảm xúc là quý lắm. Chúc mừng.

Ngô Văn Cư nói...

Vâng, anh Mạc Tường rất nhiệt tình. Biết mình trốn dịch không vào QN được nên anh gửi nhanh... đáp lại thịnh tình, viết mấy chữ như trả liwif rằng đã đọc.