Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Mắng dân và... cười ngạo nghễ!



Sao Dân tôi bỗng dưng... muốn khóc!
Thế là, mặc cho kết luận của cơ quan quản lý Nhà nước rằng, đập thủy điện Sông Tranh 2 bảo đảm ổn định, an toàn, mặc cho những trấn an với người dân, rằng hãy biết yên tâm và duy trì các hoạt động sản xuất, học tập, sinh hoạt bình thường, và cũng mặc cho đập thủy điện chưa tích nước, đến thời điểm này, ST 2 vẫn liên tiếp có... "kết luận" riêng của nó.
Ai "kém hiểu biết" hơn?
Chỉ trong ngày 23/09, hai trận động đất với cường độ mạnh 4,8 richter đã khiến hàng nghìn người dân các huyện Nam- Bắc Trà My (Quảng Nam) hoảng hốt. 150 người đang dự tiếp xúc cử tri tại xã Trà Đốc bỏ chạy tán loạn.
Đã có gần 120 ngôi nhà, trường học của các xã Trà Đốc, Trà Tân, Trà Sơn và Trà My bị hư hỏng nặng. Ai sẽ phải đền bù thiệt hại đã xảy ra và sẽ xảy ra?  Câu trả lời còn ở thì...tương lai.
Nhưng trong khi chờ đợi "thì tương lai" tới, thì hiện tại, theo ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, do quá lo sợ, nhiều người dân đành vào rừng, làm nhà tạm để sống.
Động đất vốn là thiên tai khiến cả nhân loại luôn kinh hoàng, sợ hãi. Không một quốc gia nào, dù phát triển văn minh, tiên tiến trong khoa học, như Nhật Bản chẳng hạn có thể dám coi thường. Bài học Fukushima mới đây còn đầy nước mắt.
Nữa là những quốc gia còn đang phát triển như Việt Nam. Nữa là cái huyện miền núi còn nghèo, chậm phát triển như Bắc Trà My. Tiếc thay, sau những ngày hoảng hốt chạy tán loạn, người dân Bắc Trà My và cả xã hội hết sức bất bình trước cái cách ứng xử của các nhà khoa học, các nhà chuyên môn.
Chưa bao giờ, gánh nặng sinh mạng của hàng ngàn người dân thực sự trĩu vai chính quyền huyện Bắc Trà My như lúc này. Thủy điện ST 2 bỗng nhiên như một "chứng nhân" bất đắc dĩ của cuộc đấu khẩu giữa hai bên- chính quyền và các nhà khoa học.
Trước sự vênh nhau giữa phân tích về kỹ thuật với hiện tượng động đất luôn xảy ra, không tin vào những kết luận của đoàn cán bộ khoa học khảo sát, cũng như của Ban Quản lý thủy điện ST 2, ông Đặng Phong, Chủ tịch huyện gay gắt:Chúng tôi vẫn đang nợ người dân câu trả lời về độ an toàn của thủy điện ST 2.
Đã có gần 120 ngôi nhà, trường học hư hỏng nặng sau hàng loạt trận động đất. Ảnh: Thanh Niên

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

Ðọc Hầu chuyện tiền nhân (*)

18:37', 24/9/ 2012 (GMT+7)
Ðọc 25 bài trong tập thơ tác giả lần lượt “hầu chuyện” các nhân vật lịch sử có thật và huyền thoại, nhân vật văn chương xưa, ta cảm thấy thú vị và hấp dẫn, hầu như quên mất những ồn ào, bàn cãi về mới-cũ của thơ hiện nay. Vẫn câu chữ bình thường, dễ hiểu, vẫn nhạc điệu êm thuận có phần cổ điển, nhưng lại mang một phong cách rất mới - cả hình thức lẫn nội dung, từ cách đặt vấn đề đến cách diễn đạt.
Hình như tác giả không quan tâm đến việc sáng tác theo trường phái nào, không bận lòng truyền thống hay cách tân, không phức tạp hóa câu chữ. Nói chuyện ngày xưa, chuyện người ta đã cày đi xới lại nát nhừ trong lịch sử và trên văn đàn, trong “Hầu chuyện tiền nhân”, chỉ bằng một vài câu tưởng chừng bâng quơ, rời rạc, những “mặc định” hàng trăm năm kia bỗng dưng phải đặt lại lên bàn cân ý thức.

Không dại nào bằng đổ tiếng xấu cho dân!


Trong hơn một năm gần đây, cứ thỉnh thoảng vài ba tháng lại có một quan chức nhà nước, thậm chí cả đại biểu cơ quan dân cử...có vấn đề yếu kém gì trong các lĩnh vực quản lý của nhà nước là lại lôi vấn đề dân trí hoặc đổ tiếng xấu cho số đông người dân.

Tất nhiên, điều này luôn gây nên những phản ứng gay gắt  ngay từ những người có trách nhiệm trong bộ máy nhà nước, phần lớn những người đại diện cho cử tri và đông đảo người dân  bởi sự thiếu chín chắn, thiếu cân nhắc của những người phát ngôn.
Gần đây nhất, trong buổi báo cáo tại phiên họp của  Ủy ban Thường Vụ Quốc hội đầu tuần trước, báo cáo công tác Phòng chống tham nhũng năm 2012 có nhận định: "Một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp, người dân chưa có hành động quyết liệt trong việc đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, ngược lại còn đồng tình, tiếp tay cho hành vi tiêu cực, tham nhũng để giành được lợi thế trong kinh doanh hoặc được "ưu tiên" giải quyết công việc".
alt

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

HÈ MUỘN - thơ Ngô Văn Cư
















Cánh phượng đỏ ra đi cùng mùa hạ
Chút nhớ nhung giữ lại một mùa thi
Ta ngơ ngẫn giữa hai bờ yên ả
Nghe lòng mình chớm lạnh gió heo may.

Tiếng ve nào còn sót lại hôm nay
Khe khẻ nép mình trong tán lá
Như một câu thơ lạ
Sợi nắng gãy đôi vắt giữa đám mây trời.

Em mang theo cánh phượng về đâu
Để trống vắng sân trường kỉ niệm
Ta ấp ủ khung trời ước vọng
Nghe một chiều thu lạnh nắng vàng rơi.
NVC