TS Lê Nhật Ký ( fb Hà Nhật Lê) có bài viết về tập thơ NHỮNG KHÚC RU TÔI của Ngô Văn Cư ghép từ những tựa đề mỗi bài thơ. Bài viết là cái nhìn rất toàn diện tập thơ.
Cảm ơn bạn Lê Nhật Ký ( Hà Nhật Lệ )
Mời cùng đọc...
SÁCH TẶNG - 29 Đúng vào dịp “Sinh nhật”, thi sĩ Ngô Văn Cư quyết định ra quán “Ngồi uống cà phê nghĩ lan man” và thực hiện những “Nét vẽ ngây ngô” về chủ đề “Tôi tìm gặp tôi”.
Con đường hoài niệm của anh khá miên man. Bắt đầu, anh “Xuống phố dạo chơi” rồi ngược lên “Ngẫu hứng cùng Đà Lạt”. Nhưng có vẻ “Hồi ấy ở Nha Trang” trĩu nặng tâm tư hơn vì có lắm “Dạ khúc buồn”. Anh thường “Tơ tưởng” về “Tuổi em tròn mười tám” có nụ “Cười tình” vương vương “Chiều xuân”. Không biết em gửi cho ai nhưng thi sĩ cứ quyết nhận là “Gởi cho tôi”. Bởi thế, “Khúc mê tình tháng Giêng” này cứ thôi thúc anh thường “Nhớ ngày rất xưa”, lúc nào cũng có thể “Chạm vào giấc cũ yêu thương” với một ám ảnh thật sự: “Vẫn còn nợ một nụ hôn”.
Thi sĩ tự hỏi: “Mười năm và bao nhiêu năm nữa” mình sẽ trả được món nợ này? Câu hỏi khó khiến anh “Uống rượu với chủ quán mà không vui”, thường hay “Bất chợt giận mình”. Lắm khi, anh “Tự so sánh” mình với người khác để tìm đồng cảm dại khờ, tự tập quên theo cách “Cứ vui cho hết kiếp người rồi thôi”. Quyết liệt hơn, anh chọn giải pháp “Tôi tẩy trần tôi”. Thế nhưng, tình tuổi trẻ là cái tình sâu nặng nên anh “Không thể phi tang mọi thứ”, buộc phải chấp nhận kết cục “Chạy trốn đâu cho khỏi cô đơn”. Lại phải quay về với thế giới hoài niệm, “Vẫn ngóng đợi người”, vẫn “Tìm nhau trong nỗi ngậm ngùi” với hi vọng biết đâu lại được gặp em nơi “Phía xa ngan ngát”…
“Tơ tưởng” nhiều nên “Lòng yêu chưa cũ”. Nhưng cứ mãi “Nuôi ta bằng mộng thuở xưa” như vậy cũng sẽ rất nhọc thân. “Khi ta mệt” thì phải làm gì? – Nhiều khi anh tự hỏi như vậy rồi lại trả lời: một là, đi về “Miền cổ tích của tôi”; hai là, “Gom góp lời ru” “Gửi người thường đọc thơ tôi”, kí thác vào đó thông điệp: “Này em còn nhớ” “Những khúc mê tình tháng Giêng”, rằng tôi “Đêm nghe dế kêu lại nhớ người cũ”, lòng trinh “Còn một chút này”…
Chuyện là, khi “Anh len lén gỡ hồn mình đam mê” thì bắt gặp chính con người thi sĩ đầy đa sầu đa cảm của mình. Anh thừa nhận rằng, “Tôi vẫn còn yêu bạn bè ơi”; và mặc ai có đồng cảm hay không thì “Tôi lặng lẽ thương tôi”, “Tự vui”, “Cứ vui cho hết kiếp người rồi thôi”
Thi sĩ Ngô Văn Cư vốn giàu có về kí ức. Ngày ngày, anh tạo nên những “Đoản khúc yêu” để kể chuyện “Tình yêu tôi” “Hồi đó” với bạn đọc lâu nay đã từng yêu mến anh.
Con đường hoài niệm của anh khá miên man. Bắt đầu, anh “Xuống phố dạo chơi” rồi ngược lên “Ngẫu hứng cùng Đà Lạt”. Nhưng có vẻ “Hồi ấy ở Nha Trang” trĩu nặng tâm tư hơn vì có lắm “Dạ khúc buồn”. Anh thường “Tơ tưởng” về “Tuổi em tròn mười tám” có nụ “Cười tình” vương vương “Chiều xuân”. Không biết em gửi cho ai nhưng thi sĩ cứ quyết nhận là “Gởi cho tôi”. Bởi thế, “Khúc mê tình tháng Giêng” này cứ thôi thúc anh thường “Nhớ ngày rất xưa”, lúc nào cũng có thể “Chạm vào giấc cũ yêu thương” với một ám ảnh thật sự: “Vẫn còn nợ một nụ hôn”.
Thi sĩ tự hỏi: “Mười năm và bao nhiêu năm nữa” mình sẽ trả được món nợ này? Câu hỏi khó khiến anh “Uống rượu với chủ quán mà không vui”, thường hay “Bất chợt giận mình”. Lắm khi, anh “Tự so sánh” mình với người khác để tìm đồng cảm dại khờ, tự tập quên theo cách “Cứ vui cho hết kiếp người rồi thôi”. Quyết liệt hơn, anh chọn giải pháp “Tôi tẩy trần tôi”. Thế nhưng, tình tuổi trẻ là cái tình sâu nặng nên anh “Không thể phi tang mọi thứ”, buộc phải chấp nhận kết cục “Chạy trốn đâu cho khỏi cô đơn”. Lại phải quay về với thế giới hoài niệm, “Vẫn ngóng đợi người”, vẫn “Tìm nhau trong nỗi ngậm ngùi” với hi vọng biết đâu lại được gặp em nơi “Phía xa ngan ngát”…
“Tơ tưởng” nhiều nên “Lòng yêu chưa cũ”. Nhưng cứ mãi “Nuôi ta bằng mộng thuở xưa” như vậy cũng sẽ rất nhọc thân. “Khi ta mệt” thì phải làm gì? – Nhiều khi anh tự hỏi như vậy rồi lại trả lời: một là, đi về “Miền cổ tích của tôi”; hai là, “Gom góp lời ru” “Gửi người thường đọc thơ tôi”, kí thác vào đó thông điệp: “Này em còn nhớ” “Những khúc mê tình tháng Giêng”, rằng tôi “Đêm nghe dế kêu lại nhớ người cũ”, lòng trinh “Còn một chút này”…
Chuyện là, khi “Anh len lén gỡ hồn mình đam mê” thì bắt gặp chính con người thi sĩ đầy đa sầu đa cảm của mình. Anh thừa nhận rằng, “Tôi vẫn còn yêu bạn bè ơi”; và mặc ai có đồng cảm hay không thì “Tôi lặng lẽ thương tôi”, “Tự vui”, “Cứ vui cho hết kiếp người rồi thôi”
Thi sĩ Ngô Văn Cư vốn giàu có về kí ức. Ngày ngày, anh tạo nên những “Đoản khúc yêu” để kể chuyện “Tình yêu tôi” “Hồi đó” với bạn đọc lâu nay đã từng yêu mến anh.
P/s: Những câu chữ trong ngoặc kép in nghiêng là tên các bài thơ trong thi tập “Những khúc ru tôi” (Nxb Văn hóa – Văn nghệ, TP. HCM, 2020) của tác giả Ngô Văn Cư.
(ảnh bìa tập thơ - Ngô Văn Cư và Lê Nhật Ký)