(Đọc Mây ở phía quê nhà của Ngô Văn Cư, NXB Văn hóa Văn nghệ, 2019)
VÂN PHI
Ngô Văn Cư là thầy giáo, hiện nghỉ hưu và đang sống tại quê nhà. Anh làm thơ, viết truyện ngắn, sách in cũng đã gần chục cuốn. Với Mây ở phía quê nhà, lần đầu tiên Ngô Văn Cư mang đến cho bạn đọc những cảm xúc mới: tạp văn!
Mây ở phía quê nhà, có nỗi niềm băn khoăn, trăn trở trước bao biến đổi rộn rạo cuộc sống, có điểm nhìn thực tại của tác giả về quê nhà trong sự soi chiếu với quá khứ. Nhiều trang viết hiện lên chân thật, đau đáu. Nhưng những hoài niệm ấu thơ, những giá trị một thời vun tạo nên nét đất hồn quê, những mảnh vụn của ký ức òa ập về trong nuối tiếc chiếm giữ lấy không gian trong tâm hồn người viết cất lên thành câu chữ, dường như là thứ dễ níu giữ độc giả hơn cả.
Quê nhà, nơi dung chứa bao điều đơn sơ, nhưng ấm áp tình người. Ai mà chẳng một lần bùi ngùi tìm về trong hành trình đời mình. Với Ngô Văn Cư, một nhà giáo hưu trí gần thất thập, là những miền xa ký ức mà có lẽ suốt hành trình đời mình, anh mãi khắc khoải, lưu nhớ: “Bây giờ nhớ lại một thời mà mỗi chúng ta khi nhắc đến đều nhớ quay nhớ quắt đến thèm thuồng, đến điên cuồng mà muốn được một lần trở về. Để thấy mình lại đang nằm đợi ngọn roi của cha, nghe tiếng nấc buồn của mẹ hoặc đang ngồi trong lớp học, có tiếng thầy cô trên bục giảng, có tiếng ve kêu buổi chớm hè, có ai đó đang ngơ ngẩn nhìn mình ở bàn kế bên… Giờ đây ai cũng lớn, già đi, mắt mờ, trí nhớ sút giảm nhưng những kỷ niệm thời thơ ấu bình dị, thân thương khó phai mờ theo năm tháng” (Trôi về phía cũ).
Mây ở phía quê nhà, có nỗi niềm băn khoăn, trăn trở trước bao biến đổi rộn rạo cuộc sống, có điểm nhìn thực tại của tác giả về quê nhà trong sự soi chiếu với quá khứ. Nhiều trang viết hiện lên chân thật, đau đáu. Nhưng những hoài niệm ấu thơ, những giá trị một thời vun tạo nên nét đất hồn quê, những mảnh vụn của ký ức òa ập về trong nuối tiếc chiếm giữ lấy không gian trong tâm hồn người viết cất lên thành câu chữ, dường như là thứ dễ níu giữ độc giả hơn cả.
Quê nhà, nơi dung chứa bao điều đơn sơ, nhưng ấm áp tình người. Ai mà chẳng một lần bùi ngùi tìm về trong hành trình đời mình. Với Ngô Văn Cư, một nhà giáo hưu trí gần thất thập, là những miền xa ký ức mà có lẽ suốt hành trình đời mình, anh mãi khắc khoải, lưu nhớ: “Bây giờ nhớ lại một thời mà mỗi chúng ta khi nhắc đến đều nhớ quay nhớ quắt đến thèm thuồng, đến điên cuồng mà muốn được một lần trở về. Để thấy mình lại đang nằm đợi ngọn roi của cha, nghe tiếng nấc buồn của mẹ hoặc đang ngồi trong lớp học, có tiếng thầy cô trên bục giảng, có tiếng ve kêu buổi chớm hè, có ai đó đang ngơ ngẩn nhìn mình ở bàn kế bên… Giờ đây ai cũng lớn, già đi, mắt mờ, trí nhớ sút giảm nhưng những kỷ niệm thời thơ ấu bình dị, thân thương khó phai mờ theo năm tháng” (Trôi về phía cũ).