Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

CỔ THỤ - Tản văn: Ngô Văn Cư



Mỗi khi đi xa, nhớ quê nhà Ân Tín, tôi thường nhớ đến những nơi gắn liền với tên người: cầu Bà Cương, cầu Ông Lộc, bến Ba Cô, dốc Bà Quýt, vườn dừa Bà Khôi, ruộng Bà Cả… Đôi khi lại nhớ đến những nơi không hề liên quan đến con người nhưng là chứng nhân của quê hương: Cổ Thụ!
Hôm nay, với tốc độ đô thị hóa nông thôn nhanh đến chóng mặt cùng với nó là sự mở đường rộng thoáng khiến những cây cổ thụ đứng ven đường bị chặt phá không thương tiếc. Tất cả chỉ còn lại cái tên. Cầu Bến Muồng nhưng cây Muồng không còn nữa. Truông Cây Cầy mà cây Cầy đã vắng bóng. Dốc Me không còn cây Me da xù xì như người già…Chỉ còn vài ba cây may mắn sót lại trên mãnh đất nửa phố nửa quê.Tôi nói may mắn là có lý do, và sẽ nói rõ về chúng.

Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2017

NGƯỜI PHIÊU LÃNG SỚM CHIỀU

(Đọc "Gió lãng du" - tập thơ Ngô Văn Cư, NXB HNV-2016)

           Thời nào cũng vậy, quanh cuộc thơ văn đúng nghĩa hấp dẫn người sáng tác và tiếp nhận. Ngày ấy, một Thế Lữ hào phóng “Ta là khách bộ hành phiêu lãng/ Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi”, bây giờ Ngô Văn Cư nối gót “Rong chơi sớm nắng chiều mưa/ Trăm năm sầu nhớ ngày vừa bên nhau” lại da diết hơn. Đâu phải chờ đến những ngày nghỉ hưu, anh đã có tám tác phẩm đã xuất bản kể từ  2003 cho đến nay, còn phần “kỉ yếu” là hàng loạt giải thưởng. Kể ra cách rong chơi thuộc dạng kế tục “sao hôm” làm nền cho “sao mai” tiếp nối trên đất Văn- Võ song toàn , mà bước trẻ đang từng giờ náo nức. Gió lãng du, tập thơ chỉ 80 trang có đến 151 bài tứ tuyệt, kể ra không tiết kiệm giấy mực là không được. Bởi sầu- nhớ nhiều lắm, phải lời ngắn cho tình dài thiết tha nảy mầm mới thỏa mãn chiều mưa sớm nắng này!