Tháng tư Bình Định sân đầy nắng
Góc phố bâng khuâng cánh phượng hồng
Sắp đến mùa thi thôi áo trắng
Tan trường chân sáo cứ lông nhông…
Tháng tư Bình Định đường nhiều bụi
Quán cóc nhâm nhi chuyện bại thành
Bè bạn bao thằng không trở lại
Giật mình cái thuở mộng công danh.
Tháng tư Bình Định trời đầy gió
Gió ở muôn nơi gió đổ về
Gốc rạ chiều vàng khô đợi nước
Nao lòng nhớ mãi một miền quê.
Tháng tư Bình Định chao ôi nhớ
Phố xá chen chân rộn tiếng cười
Lòng bỗng men theo câu hát cũ
Quên đời mình quá tuổi hai mươi.
NVC
Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013
Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013
MỘT LẦN ĐẾN XỨ THANH
Giữa thành phố
bỗng gặp trăng
Núi Nhồi, sông
Mã sương giăng giăng mờ
Tìm trong cõi
thật chút mơ
Gặp đôi bìm tóc
mà ngơ ngẩn lòng
Câu đùa chạm
khoảng trống không
Mà tình đăng
đắng nỗi giông bão về
Bơi trong vũng
mắt đam mê
Xôn xao từ buổi
tôi về…xứ Thanh.
Ngô Văn Cư
Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013
Lang bang sông nước Miền Tây (Ký- Phóng sự)
Lang bang sông nước Miền Tây
(Ký- Phóng sự)
Hơn 3 giờ chiều, từ sân bay Tân Sơn Nhất, đoàn chúng tôi mải miết
đến Cần Thơ, quê hương của người đẹp Tây Đô. Tên đất Tây Đô có xuất xứ
từ một sự kiện lịch sử, cuối năm 1787 khi chúa Nguyễn Ánh từ Xiêm La về,
đã đặt tổng hành dinh tại Cần Thơ trong vòng 2 năm để làm bàn đạp
chiến lại Sài Gòn- Gia Định. Bởi vậy, vùng sông nước hữu tình này có
thêm một tên mới.
Đến nay Cần Thơ được coi là thủ phủ trung tâm của 13 tỉnh thành miền Tây Nam Bộ. Các làng xã vùng sông nước miền Tây này không có những tiêu chí truyền thống của làng Việt cổ với cổng làng, cây đa, sân đình… song lại có không gian sống khoáng đạt và sớm quen với cơ chế thị trường của một vùng gạo trắng nước trong được thiên nhiên ưu dãi. Trên chặng đường dài 169 km, xe đi qua những vùng đất có cảnh quan và hương vị khá đặc biệt. Trên tỉnh Tiền Giang, nhận biết thị trấn Cai Lậy thật dễ, bởi nền trời tua tủa những dàn ăng ten. Đến nay, hầu như các gia đình ở đây đều đã sử dụng truyền hình cáp, song cả rừng ăng ten không còn dùng đến, cũng chả có nhà nào dỡ bỏ đi, như muốn tạo thêm điểm nhấn cho quê hương mình. Trời nhoè tối, trên đoạn đường dài gần 3 km qua vùng quê của huyện Cái Bè, nơi có những vườn cây ăn quả bạt ngàn, trong xe ô tô bỗng ngào ngạt mùi thơm của sầu riêng, một loại quả đặc sản của vùng sông nước miền Tây. Cây cầu Cần Thơ từ tỉnh Vĩnh Long vắt qua con sông Hậu, dẫn chúng tôi dến thành phố lớn. Đã gần 8 giờ tối, xe máy đi lại như mắc cửi, không thấy cảnh sát giao thông, nhưng ai ngồi trên xe cũng đội mũ bảo hiểm, một ý thức sống khó mà tìm thấy ở quê ta! Cần Thơ nổi tiếng với bến Ninh Kiều- tên này được đặt theo địa danh Ninh Kiều- nơi có chiến công lẫy lừng trong bài Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi (Ninh Kiều chi huyết thành xuyên, lưu tinh vạn lý). Đêm, bên bến và công viên Ninh Kiều bám mặt sông khoảng cây số, người đông như trẩy hội, nhà hàng là một chiếc du thuyền, đèn hoa lộng lẫy, véo von tiếng đờn ca tài tử quay về cập bến. Đây là nhà hàng nổi 3 tầng sức chứa 700 thực khách. Khi đã đủ người, du thuyền lại rời bến, quanh quẩn trên sông nước để khách ngắm thành phố và cây cầu Cần Thơ về đêm, tàn cuộc ăn lại về cập bến, đón lượt thực khác mới. Một chuyến đi, đâu khoảng tiếng rưỡi. Những món ăn miền Tây, phải thưởng thức bằng mắt, mới thấm hết cái ngon, đó là những bông su đũa hồng thắm như cánh sen, “ngó” cây hoa súng tím nhạt, màu vàng của nụ hoa bí ngô sắp đến thời xoè cánh để hợp cùng nồi lẩu của món cá bông lau nào đó…
(Ký- Phóng sự)
Đến nay Cần Thơ được coi là thủ phủ trung tâm của 13 tỉnh thành miền Tây Nam Bộ. Các làng xã vùng sông nước miền Tây này không có những tiêu chí truyền thống của làng Việt cổ với cổng làng, cây đa, sân đình… song lại có không gian sống khoáng đạt và sớm quen với cơ chế thị trường của một vùng gạo trắng nước trong được thiên nhiên ưu dãi. Trên chặng đường dài 169 km, xe đi qua những vùng đất có cảnh quan và hương vị khá đặc biệt. Trên tỉnh Tiền Giang, nhận biết thị trấn Cai Lậy thật dễ, bởi nền trời tua tủa những dàn ăng ten. Đến nay, hầu như các gia đình ở đây đều đã sử dụng truyền hình cáp, song cả rừng ăng ten không còn dùng đến, cũng chả có nhà nào dỡ bỏ đi, như muốn tạo thêm điểm nhấn cho quê hương mình. Trời nhoè tối, trên đoạn đường dài gần 3 km qua vùng quê của huyện Cái Bè, nơi có những vườn cây ăn quả bạt ngàn, trong xe ô tô bỗng ngào ngạt mùi thơm của sầu riêng, một loại quả đặc sản của vùng sông nước miền Tây. Cây cầu Cần Thơ từ tỉnh Vĩnh Long vắt qua con sông Hậu, dẫn chúng tôi dến thành phố lớn. Đã gần 8 giờ tối, xe máy đi lại như mắc cửi, không thấy cảnh sát giao thông, nhưng ai ngồi trên xe cũng đội mũ bảo hiểm, một ý thức sống khó mà tìm thấy ở quê ta! Cần Thơ nổi tiếng với bến Ninh Kiều- tên này được đặt theo địa danh Ninh Kiều- nơi có chiến công lẫy lừng trong bài Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi (Ninh Kiều chi huyết thành xuyên, lưu tinh vạn lý). Đêm, bên bến và công viên Ninh Kiều bám mặt sông khoảng cây số, người đông như trẩy hội, nhà hàng là một chiếc du thuyền, đèn hoa lộng lẫy, véo von tiếng đờn ca tài tử quay về cập bến. Đây là nhà hàng nổi 3 tầng sức chứa 700 thực khách. Khi đã đủ người, du thuyền lại rời bến, quanh quẩn trên sông nước để khách ngắm thành phố và cây cầu Cần Thơ về đêm, tàn cuộc ăn lại về cập bến, đón lượt thực khác mới. Một chuyến đi, đâu khoảng tiếng rưỡi. Những món ăn miền Tây, phải thưởng thức bằng mắt, mới thấm hết cái ngon, đó là những bông su đũa hồng thắm như cánh sen, “ngó” cây hoa súng tím nhạt, màu vàng của nụ hoa bí ngô sắp đến thời xoè cánh để hợp cùng nồi lẩu của món cá bông lau nào đó…
Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013
CHƯA THỂ XÊNH XANG
Chân muốn giang hồ cho thoả chí
Lòng còn bìu ríu chuyện mưu sinh
Đêm nghe gió thoảng lay cành lá
Ngán nỗi bão giông bủa phận mình.
Lòng còn bìu ríu chuyện mưu sinh
Đêm nghe gió thoảng lay cành lá
Ngán nỗi bão giông bủa phận mình.
NVC
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)