Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

“Râm ran chuyện giữa cõi người” (*)

Tôi đọc ba tập thơ trước của nhà thơ, nhà giáo Ngô Văn Cư từ giá sách của một người bạn. Tập thơ mới nhất của ông là tập “Chỉ còn nỗi nhớ”, tôi cũng đọc được từ một dịp tình cờ.
Đọc “Chỉ còn nỗi nhớ”, không khó để tìm thấy những bài tứ tuyệt lục bát tròn tứ kiểu như: “Từ trong sâu thẳm lời ru/ Nhặt đôi sợi nắng mùa thu dịu dàng/ À ơi! Gió thổi sương tan/ Rau răm giữa cõi nhân gian đắng lòng” (Gặp câu hát cũ); hay “Từ trong chớp bể mưa nguồn/ Ngẩn ngơ theo vọng tiếng chuông chùa làng/ Lần theo dấu bụi thời gian/ Bỏ đời cơm áo đi hoang tôi về” (Về). Có thể nhận ra, Ngô Văn Cư nặng nợ với hết thảy mọi thứ trên đời, nhưng không vì thế mà anh nháo nhào, hay quay cuồng trong hệ lụy không đáng có ở nó. Thế sự bật lên trong thơ Ngô Văn Cư với sự chiêm nghiệm sâu sắc: “Vườn chùa chú tiểu bắt sâu/ Là người đẩy bánh luân hồi quay nhanh?/ Cảnh chùa bông lá thắm xanh/ Là bao nhiêu kiếp hóa thành mà nên?” (Nghĩ ở vườn chùa).

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Thọ Xương hay Hóc Xương từ sự man rợ của báo lá cải?


Thọ Xương hay Hóc Xương từ sự man rợ của báo lá cả

Nụ cười trong sáng của trẻ thơ và sự nhọc nhằn lầm bụi của cô giáo (ảnh được cung cấp từ học viên Đăk Na, Tu Mơ Rông, Kon Tum)
Chu Mộng Long – Truy tầm từ nguyên là công việc của từ nguyên học, khảo cổ học, mà công việc ấy có những giới hạn nhất định. Cái gọi là cổ không chắc gì đã cổ nhất trong cõi vô cùng của tồn tại và trong giới hạn sở kiến của chúng ta, trong khi, rất nhiều trường hợp, nhất là ngôn ngữ, nói như J.Derrida, cuộc truy tầm quá khứ trở thành trò chơi vô tăm tích, cuối cùng ngôn ngữ chỉ là ngôn ngữ của ngôn ngữ mà mọi cách diễn dịch đều không bao giờ tới hạn.
 Đó là lí do, F.Saussure buộc phải chọn nghiên cứu cấu trúc đồng đại trong lí thuyết ngôn ngữ học của mình để dọn đường cho ngôn ngữ học hiện đại.
A.Einstein nói, chúng ta đã nhìn thế giới và lịch sử như chúng ta nghĩ hơn là như nó vốn có. Tất cả đều được hợp thức hóa bởi tư duy của con người hơn là bản chất phức tạp của sự thật.