Ca dao Nam Trung Bộ có nhiều câu đáng được xem là những viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam: Ai về nhắn với nậu nguồn Mít non gởi xuống, cá chuồn gởi lên - Thuốc ngon chợ huyện Giấy quyến Sa Huỳnh Nẩu xa, mược nẩu, hai đứa mình đửng xa Một trong những dấu hiệu khả tín để xác định nguồn gốc Nam Trung Bộ của mấy câu ca dao trên đây, chính là các từ nậu, nẩu, đửng, mược. Hoàn cảnh chính trị xã hội cũng như một vài sắc thái riêng trong cách phát âm của người Nam Trung Bộ đã dẫn đến sự xuất hiện của những từ này. |
Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012
Nậu, nẩu trong phương ngữ Nam Trung Bộ
BÁO TIỀN PHONG ĐÔI CO KIỂU "CHỢ TRỜI"
Rút từ trang: vongoctho2. Chuyện lùm xùm giữa việc Minh Tâm viết bài trên báo Tiền Phong và sau đó Nguyễn Văn Lưu viết về nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn đạo văn... đã dấy lên những luồng ý kiến khác nhau... nhưng tựu trung là nghiêng về VNL! Báo Tiền Phong vẫn giữ thái độ ... chợ trời. Xem bài viết dưới đây:
Thứ hai, ngày 26 tháng ba năm 2012
Điều 9, luật báo chí : cải chính trên báo chí ghi rõ:
“ -Báo chí khi thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải đăng, phát sóng lời cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả. Trong trường hợp có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cơ quan báo chí phải đăng, phát sóng kết luận đó.
-Tổ chức, cá nhân có quyền phát biểu bằng văn bản về những nội dung đề cập trên báo chí khi có căn cứ cho rằng báo chí đã thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm đến mình. Cơ quan báo chí phải đăng, phát sóng lời phát biểu của tổ chức, cá nhân đối với thông tin đã được đăng, phát sóng trên báo chí của mình.
Lời phát biểu của tổ chức, cá nhân không được xúc phạm cơ quan báo chí, danh dự, nhân phẩm của tác giả.
-Kể từ khi nhận được lời phát biểu của tổ chức, cá nhân thì trong thời hạn năm ngày đối với báo ngày, đài phát thanh, đài truyền hình, mười ngày đối với báo tuần, trong số ra gần nhất đối với tạp chí, cơ quan báo chí phải đăng, phát sóng lời phát biểu đó.”
Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012
Ôi, miệng nhà quan…
(NLĐO) - Sáng qua, thằng cháu học lớp 4 của tôi cầm quyển sách tới trước mặt: “Ông nội ơi, tại sao người ta nói miệng nhà quan có gang, có thép? Trong miệng mà có gang có thép làm sao nói chuyện được?”.
Đã giải thích rõ cho thằng cháu là ý người xưa muốn nói đến những kẻ làm quan có quyền chức, có thế lực, muốn nói gì cũng được; nói phải, nói trái gì con dân cũng chỉ biết cúi đầu nghe theo… Ấy vậy mà hôm nay, vô tình thấy báo đài đưa tin về cái vụ Thủy điện sông Tranh 2, giật mình chợt thấy, miệng các “quan cán bộ” bây giờ cũng… gang thép từa lưa.
Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012
CÔNG BỐ THƯ NHÀ THƠ XUÂN DIỆU GỬI NHÀ NGHIÊN CỨU VŨ NGỌC LIỄN
Hà Nội, 22/5/79
“Vũ Ngọc Liễn thân quý,
Mình xin lỗi Liễn, hôm Liễn đến thăm mình, mình có một câu xốc nổi về cái ý: “tôi sẽ dịch lại một số đấy”; Liễn ơi! Kỵ nhất là chạm vào tự ái của nhau, tôi tuy có tuổi nhưng chưa thấu tận hết nhân tình.
Đó mới là cỡ của chúng mình, chứ nếu như cỡ Liêm Pha và Lạn Tương Như thì hỏng việc to lắm, vừa rồi, tôi đến chơi nhà Hoàng Trung Thông, Thông có cho biết: Thông đã viết một lời nói đầu, khoảng vài trang cho tập Đào Tấn của Liễn. Nghe nói vậy tôi mừng rằng quyển sách có lời giới thiệu của đồng chí Viện trưởng viện văn học tăng thêm uy tín cho sách. Anh Thông là bạn rất thân, rất tri kỷ với tôi; tôi mừng đã tranh thủ được bài anh Thông. Mặt nữa, tôi biết mình đã phụ sự quí mến ban đầu, nguyên sơ của Liễn.
Vừa rồi, tạp chí Văn Học của Viện Văn Học số 1-79 đã đăng bài Đào Tấn của Xuân Diệu, anh Nguyễn Khắc Viện sau khi đọc đã đến tìm tôi và đã yêu cầu tôi viết một quyển sách độ vài trăm trang giới thiệu Đào Tấn ra quốc tế - Văn Học chỉ đăng có non một nửa của bài tôi mà đã 20 trang, nếu đăng cả bài với phần viết về tuồng thì phải 45 trang, vậy nên Văn Học không thể đăng cả, tôi rất thông cảm.
Liễn ơi, tôi có một ý này nếu không được chấp nhận, tôi cũng không tự ái đâu, vì chính tôi đã phạm lỗi trước. Có thể sau bài của Hoàng Trung Thông rất ngắn, dùng một tiểu luận của Xuân Diệu cho “xôm” thêm… Tôi đã gửi toàn bộ bài tiểu luận cho Từ Quốc Hoài, Liễn hỏi Hoài và lấy bài đó đọc thử. Nếu thấy căn bản được, và cần phải sửa đổi sắp xếp chế biến thêm bớt gì thì tôi sẵn sàng làm. Là vì tôi muốn đóng góp một chút gì cụ thể cho quê hương (nếu đợi bài Đào Tấn của tôi in trong sách của tôi thì còn lâu). Nếu nội dung căn bản không được, hoặc là một bài của Hoàng Trung Thông đã đủ rồi, hoặc sách đã dày rồi…v…v…mà không cần bài của tôi nữa, thì tôi cũng không tự ái, cốt sao lợi cho quyển sách chung, chứ tiểu tiết của một người không quan trọng.
Vậy nên lấy bài của tôi ở Từ Quốc Hoài mà đọc thử xem nhé!
Sau việc này chúng ta đã thông cảm lại với nhau rồi, thì sau này ta gặp nhau ta lại thân quí nhau như trước, như hôm mình đến ăn giỗ ở nhà Liễn, Quy Nhơn”.
MỜI XEM THÊM CÁC TÀI LIỆU KHÁC:
Bấm vào đây để xem Vũ Ngọc Liễn: Ghi sau
Bấm vào đây để xem 30 năm một chặng đường nghiên cứu Đào Tấn
Bấm vào đây để xem học giả Trúc Tôn - Phạm Phú Tiết - con người và phẩm hạnh
Nguồn:http://vntnew.vnweblogs.com/
Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012
THƯ NGỎ GỞI TRUNG ƯƠNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
Ở trang blog http://vntnew.vnweblogs.com có một bức thư ngỏ của Võ Ngọc Thọ, con trai của cụ Vũ Ngọc Liễn, về vụ báo Tiền Phong đăng bài bôi nhọ nhà nghiên cứu tuồng Vũ Ngọc Liễn; trang mạng Cánh buồn thao thức cũng đã đăng lại... và nay Nậu Nguồn đem về trang mình để rộng đường dư luận.
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THƯ NGỎ
Kính gửi Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Cùng cộng đồng cư dân Mạng!
Tôi tên: Võ Ngọc Thọ, 62 tuổi
Là con trai của Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn
Hiện ở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Vừa qua, trên Báo Tiền Phong (TP), Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, ngày 19/2/2012 có đăng bài: “Âm mưu giật giải… nhờ đạo văn người đã khuất” của Minh Tâm. Bài báo này đã bịa ra những chi tiết không đúng sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự Ba tôi là Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn.
Sự việc vu khống như thế nào, chúng tôi đã gửi bài viết đến báo Tiền Phong yêu cầu đăng bài phản hồi để rộng đường dư luận, nhưng không nhận được câu trả lời nào từ báo TP , đồng thời báo này cũng không đăng bài phản hồi, nên chúng tôi đã nhờ những trang mạng: Phongdiep.net, Nhavantphcm.com.vn, Nguyentrongtao.org. Ngominh.vnweblogs.com, Yume.vn, vanchuongplusvn, vongoctho2.blogspot.com…đăng tải các bài viết: “Đâu là sự thật vụ “âm mưu giật giải…” của Hồng Hạnh; “Một bài viết bịa tạc và vu khống trắng trợn” của Lê Hoài Lương; “Sự ngoan cố và bảo thủ khó hiểu của báo Tiền Phong” của Hồng Hạnh; “Trao đổi với ông Nguyễn Văn Lưu về chuyện“đạo văn’ và “tác quyền” Đào Tấn Thơ và Từ” của Lê Hoài Lương, "Đào Tấn Thơ và Từ - công trình biên khảo công phu và giá trị" của Trần Hà Nam...
Sự việc vu khống như thế nào, chúng tôi đã gửi bài viết đến báo Tiền Phong yêu cầu đăng bài phản hồi để rộng đường dư luận, nhưng không nhận được câu trả lời nào từ báo TP , đồng thời báo này cũng không đăng bài phản hồi, nên chúng tôi đã nhờ những trang mạng: Phongdiep.net, Nhavantphcm.com.vn, Nguyentrongtao.org. Ngominh.vnweblogs.com, Yume.vn, vanchuongplusvn, vongoctho2.blogspot.com…đăng tải các bài viết: “Đâu là sự thật vụ “âm mưu giật giải…” của Hồng Hạnh; “Một bài viết bịa tạc và vu khống trắng trợn” của Lê Hoài Lương; “Sự ngoan cố và bảo thủ khó hiểu của báo Tiền Phong” của Hồng Hạnh; “Trao đổi với ông Nguyễn Văn Lưu về chuyện“đạo văn’ và “tác quyền” Đào Tấn Thơ và Từ” của Lê Hoài Lương, "Đào Tấn Thơ và Từ - công trình biên khảo công phu và giá trị" của Trần Hà Nam...
Kính thưa quý vị!
Cách hành xử của báo TP như vậy là không minh bạch, không đường hoàng vi phạm khoản 2, Điều 611 BLDS nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Minh Tâm là ai mà điên cuồng làm những điều rồ dại như vậy? Theo tìm hiểu riêng của chúng tôi, Minh Tâm là một phóng viên của tờ báo ở Hà Nội, nhưng người cung cấp thông tin, tài liệu để viết bài là một “bạn văn ở Bình Định”. Còn bạn văn ở Bình Định là ai? Thì chúng ta không lạ gì con người này. Điều chúng tôi muốn đề cập ở đây là cần một thái độ văn minh, trung thực của một tờ báo đại diện tiếng nói của Đoàn thanh niên. Thanh niên nên làm theo lời Bác dạy: Khiêm tốn, thật thà , dũng cảm.
Báo Tiền Phong không khiêm tốn ở chỗ, đáng lẽ, khi chúng tôi nhờ một số báo mạng đăng tải vạch rõ sai trái của bài báo mang tính cách vu khống bôi nhọ cá nhân kia, thì báo Tiền Phong phải biết cầu thị tiếp thu. Đằng này ngược lại ngày 11/3/2012, báo TP cho đăng tiếp bài “Về tác quyền Đào Tấn Thơ và Từ” của Nguyễn Văn Lưu với giọng văn “điếm văn học”, tiếp tục lặp lại một cách ác ý điều vu khống của Minh Tâm ở bài trước và ngang nhiên thách thức dư luận.
Báo Tiền Phong không thật thà ở chỗ, tìm cách đối phó cho đăng “Đôi điều nói lại” của Cụ Vũ Ngọc Liễn, và xem như phủi sạch trách nhiệm về việc làm sai trái của mình.
Báo Tiền Phong không dũng cảm ở chỗ, biết sai nhưng không nhận khuyết điểm, không đăng tin đính chính sửa sai.
Ngày 13/3/2012, có một người xưng tên là Minh Tâm, tác giả bài báo “Âm mưu giật giải nhờ…đạo văn người đã khuất” gọi điện thoại gặp cụ Vũ Ngọc Liễn gần một tiếng đồng hồ ăn năn hối lỗi nói rằng: “Con đang quỳ gối xin lỗi Cụ, vì con không biết nên lỡ viết bài xúc phạm Cụ. Mong Cụ tha lỗi”. Rằng: “Con viết bài ấy nhuận bút chỉ có 400 ngàn, nhưng con phải nhiều đêm thức trắng vì lương tâm cắn rứt” v.v… Rất tiếc, đến giờ Cụ Vũ Ngọc Liễn vẫn chưa biết chính xác người này là thật hay giả. Điều kể trên là có thật – Ba tôi thuật lại như vậy và ông tin lời nói của Minh Tâm là rất chân thành. Tôi không biết việc này có sự nhúng tay của báo Tiền Phong hay không, nhưng rõ ràng có gì đó thật không đường hoàng.
Kính thưa Ban thường vụ Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh!
Quý vị đã nhận ra cách hành xử bất công vi phạm pháp luật của báo TP chưa? Dưới mục Văn hóa của báo TP lại giật một cái tít vô cùng mất văn hóa: “Âm mưu giật giải…nhờ đạo văn người đã khuất” Ông Đoàn Công Huynh, Tổng biên tập báo TP không thể lợi dụng tờ báo Đoàn để làm những việc phi pháp. Nếu ông không nói rõ tác giả Minh Tâm kia là ai? Ai là kẻ đứng đàng sau giật dây âm mưu tiến hành một chiến dịch bôi nhọ Ba tôi, thì chính ông là kẻ vô văn hóa làm xấu hình ảnh tờ báo của Trung ương Đoàn. Qua lá thư ngỏ này, thay mặt gia đình người bị hại, chúng tôi kính mong quý vị làm sáng tỏ mọi việc và đề nghị báo Tiền Phong công khai đăng đính chính, xin lỗi NNC Vũ Ngọc Liễn trên mặt báo TP.
Kính thưa cộng động cư dân mạng!
Trong cuốn “Đào Tấn qua thư tịch” (NXB Sân khấu - 2006), tập thứ 3 trong trọn bộ 3 tập về Danh nhân Đào Tấn, ở trang 1 đầu sách với nét chữ cứng cỏi, ông viết: “Th ơi, ba đeo đuổi công trình này gần trọn một đời, con ạ! (ký tên VNL 28-7-2007). Và đúng là vì yêu quý và khâm phục tài năng của Đào Tấn, Cụ đã theo đuổi công trình gần cả cuộc đời mình (30 năm). Ngược lại, Công trình bộ 3 về Đào Tấn ra đời là niềm tự hào của người dân Bình Định (quê hương Đào Tấn) . Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Thanh Thảo nhận xét:“Gọi Vũ Ngọc Liễn là “Nhà Đào Tấn học” không chỉ vì Ông có nhiều tác phẩm nghiên cứu về Đào Tấn, mà chính vì Ông đã chọn Đào Tấn và nghệ thuật Tuồng của Cụ Đào như một nghiệm sinh của mình. Vũ Ngọc Liễn đọc Đào Tấn, học Đào Tấn, nghiên cứu Đào Tấn và cuối cùng Ông chiêm nghiệm Đào Tấn, rồi có thể Ông thiền Đào Tấn, thường khi là với một nụ cười lặng lẽ. Nó mất của Ông cả đời. Và được cho Ông cũng cả đời người”. Vậy mà không biết vô tình (hay cố ý), báo Tiền Phong đã tiếp tay cho kẻ xấu làm một việc trái đạo lý nêu trên.
Viết những điều này có vẻ như “ vạch áo cho người xem lưng”, nhưng với bổn phận làm con, tôi thấy mình cần phải lên tiếng nói lên sự thật. Dù gì, để những đứa “trẻ” nó xúc phạm, làm sao ông Cụ không buồn, nhưng tôi tin là mọi việc sẽ sớm ra ánh sáng, chân lý bao giờ cũng là chân lý …
Chúng tôi chân thành cảm ơn các trang báo mạng, các Blog cá nhân đã kịp thời đăng tải thông tin cho mọi người biết sự thực, cảm ơn các bạn văn trong cả nước đã chia sẻ, giúp đỡ chúng tôi thời gian qua!
Chúc Trung ương Đoàn sức khỏe, hoàn thành xứng đáng sứ mạng là thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng!
Chúc cộng đồng cư dân mạng sức khỏe, thành đạt!
VÕ NGỌC THỌ
(TP QUY NHƠN – 16/3/2012)
Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012
MƯU SINH TRÊN NGỌN DỪA.
Hầu hết đàn ông ở Ân Tường Đông, huyện Hoài Ân đều giỏi leo dừa. Họ lao động trên ngọn dừa nhiều hơn ở đồng, dẫu biết nghề thu hái dừa có nhiều rủi ro khó lường. Mờ sáng, đỉnh đèo Bằng Lăng - nơi giao nhau giữa hai huyện Phù Mỹ - Hoài Ân hơi sương mát dịu. Từ phía hồ Thạch Khê (Hoài Ân), những chiếc xe thồ lần lượt vượt đèo, xuôi về những vùng dừa mênh mông. Xe đi trong lặng lẽ, tách rời, tất bật, mất hút trong màu xanh điệp trùng cây trái. Chủ nhân những chiếc xe thồ ấy là những người leo- mua dừa ở xã Ân Tường Đông, đang hành trình mưu sinh. |
Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012
NHÂN NGÀY TÁM THÁNG BA
LỖI HẸN NGÀY 8/3
Săm soi của nả sắm phần quà
Tặng vợ nhân ngày của quý bà
Sờ nắn túi tiền sờ chẳng thấy
Rút về nịnh vợ rút không ra
Ấm nồng đã thử khi trai tráng
No đói hề chi lúc tuổi già
Giải tấm chân tình này lỗi hẹn
Ước gì… ai thấu hiểu lòng ta!
NVC
Săm soi của nả sắm phần quà
Tặng vợ nhân ngày của quý bà
Sờ nắn túi tiền sờ chẳng thấy
Rút về nịnh vợ rút không ra
Ấm nồng đã thử khi trai tráng
No đói hề chi lúc tuổi già
Giải tấm chân tình này lỗi hẹn
Ước gì… ai thấu hiểu lòng ta!
NVC
Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012
Cảm xúc sau ngày Đại hội Hội VHNT Bình Định lần thứ IV
2012-03-06 @ 16:28 in Chuyện làng Văn
Vậy là Đại hội Hội VHNT tỉnh Bình Định lần thứ IV, nhiệm kì 2012 - 2017 đã chính thức khép lại, để mở ra một trang mới tươi sáng hơn cho văn học nghệ thuật tỉnh nhà. Vẫn còn nhiều việc phải làm, nhưng đó sẽ là trách nhiệm của nhiều người cùng chung sức xây dựng nền Văn học Nghệ thuật ở miền đất võ.
Với mình, Đại hội cũng là dịp để nhìn lại những cái được và cái mất kể từ khi trở thành hội viên chi hội văn học.
Với mình, Đại hội cũng là dịp để nhìn lại những cái được và cái mất kể từ khi trở thành hội viên chi hội văn học.
Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012
NGƯỜI XỨ BÌNH ĐỊNH TẠI SAO ĐƯỢC GỌI LÀ " DÂN NẪU " ?
Tiểu Luận
Năm 1578, chúa Nguyễn Hoàng cử Phù nghĩa hầu Lương Văn Chánh làm Trấn biên quan có bổn phận đưa lưu dân nghèo không sản nghiệp khai khẩn vùng đất mới từ nam đèo Cù Mông đến đèo Cả (tỉnh Phú yên bây giờ). Sau 33 năm khai phá vùng đất mới, hình thành làng mạc, năm 1611 chúa Nguyễn Hoàng thành lập phủ Phú Yên gồm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa. Năm 1629, chúa Nguyễn Phúc Nguyên nâng cấp phủ Phú Yên thành dinh Trấn Biên . Do đặc điểm của vùng đất mới còn hoang hóa, dân cư thưa thớt nên các đơn vị hành chính của vùng biên viễn có những nét đặc thù. Dưới cấp huyện có cấp Thuộc, dưới Thuộc là các đơn vị hành chính nhỏ hơn như Phường, Nậu, Man.
Phường là các làng nghề có quy mô như phường Lụa, phường Sông Nhiễu. Nậu là tổ chức quản lý một nhóm nhỏ cùng làm một nghề, người đứng đầu gọi là đầu Nậu.
Ví dụ: "Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, "Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, "Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, "Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, "Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, "Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)