Thứ Hai, 19 tháng 12, 2011

CỒN CÁT LỞ RỒI
Tặng Lê Hoài Lương và Nguyễn Võ Thánh Thiện


Mưa!
Đong vào lòng em nỗi nhớ
Bãi cát của làng đã lở
Mất rồi nơi hò hẹn xưa.

Trời thì nắng thì mưa
Bến bờ thì bồi thì lở
Em chẳng lo đời hưng phế
Chỉ lo thiếu nơi tự tình.

Những đêm trăng lên
Vắt ngang cành cây trốn tìm
Không còn bóng anh trên cát
Em và nỗi nhớ thành đôi...

Bao giờ cát lở lại bồi?
NVC

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

NƯỚC SẼ CHẢY QUA ĐỒI - Truyện ngắn Ngô Văn Cư



Ông Thư đổi lại thế ngồi trên cái phản gỗ cũ kĩ đã lên nước bóng láng, nhìn chằm chằm vào tôi:
-Chuyện này là chuyện thật à nghen! Nhưng nói ra thì lớp trẻ như chúng bay hổng có tin. Còn mày, tin hay không, tùy!
Ông Thư co một chân lên, chống cằm trên đầu gối nhìn vào tôi mà như nhìn ngang qua vai hướng mắt về nơi xa thẳm. Trông dáng dấp ông ngồi thật khó đoán ông bao nhiêu tuổi. Có thể gần bảy lăm, gần tám mươi tuổi hoặc hơn nữa. Người nhỏ thó; đôi chân gầy guộc đen đủi; bàn tay gân guốc nhăn nheo với những vết nám trổ đồi mồi sần sùi. Khuôn mặt rất ấn tượng với những sợi râu lưa thưa mọc không hàng ngũ. Cặp lông mày có những sợi thật dài từ gần ấn đường đến cuối mắt. Đôi mắt vẫn còn sáng lắm, xem sách không cần đến kính. Nghe đâu, trước đây mắt ông cũng đã mang kính lão rồi nhưng sau đó lại sáng ra cho đến giờ. Ông khẳng định chừng nào mắt lại mờ thì ông sẽ đi gặp tổ tiên. Rồi bỗng nhiên ông lại hỏi tôi:
-Chúng mày cắm trại ở chỗ nào?
-Dạ, dưới tán cây me thật to ở trên đồi.
-Ờ, ờ… Cái chỗ đó là đỉnh Đồi Tượng. Ngày xưa… mày biết không!? Lớp tuổi như chúng tao bây giờ rất ít người dám đến… Ở đó, chỉ toàn là cỏ tranh với sim, mua mọc dại và mấy cây cổ thụ um tùm, nay chỉ còn cây me… À, mày biết sao gọi là Đồi Tượng không?
-Dạ…
Mặt ông Thư rạng rỡ:
-Trong những chuyến đem quân ra Bắc vào Nam đánh giặc, Vua Quang Trung có đóng quân ở nơi đấy! Đồi Tượng là nơi đội quân voi của ngài ở. Để ghi nhớ sự kiện này, dân làng gọi là Đồi Tượng. Lúc đó dân cư chưa đông đúc như bây giờ.

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2011

KHÔNG VỘI VÃ

KHÔNG VỘI VÃ
Truyện ngắn Ngô Văn Cư
Mấy ngày nay, trời không rơi xuống một hạt mưa lại thêm bị cúp điện thường xuyên , cái nóng hầm hập khiến ông Thịnh khó chịu. Bây giờ cái quạt trần chạy rề rà chậm chạp càng làm tâm trạng ông chùng xuống và bực bội. Ông đứng dậy mở cánh cửa sổ ở phía sau lưng. Ánh nắng chiều xiên vào cùng với cái nóng hừng hực. Một ý tưởng chợt lóe lên trong suy nghĩ của ông Thịnh…sao không lắp máy điều hòa nhiệt độ! Ông có tốn gì đâu, chỉ gợi ý và…ký! Ông thấy lòng dịu lại. Điều hòa nhiệt độ! Ừ, rồi đây ông cũng sẽ thường xuyên lắp điều hòa nhiệt độ cho những cuộc họp thường gay gắt đòi quyền lợi của cán bộ, công nhân , nhất là những cuộc họp xét thi đua khen thưởng. Ông tự thưởng cho phát kiến của mình bằng một ngụm trà và tiếp tục dán mắt vào máy tính chơi trò chơi điện tử…
Ông Thịnh không thể nào tập trung chơi những trò chơi điện tử đơn giản, chậm chạp. Ông cứ nghĩ đến cuộc họp vừa qua…
***

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2011

KẺ CÓ TỘI - Truyện ngắn

 
KẺ CÓ TỘI
                          
                                                                    Ngô Văn Cư

   Nó nằm đấy. Tư thế nằm sấp. Hai chi duỗi thẳng về phía trước. Mắt lim dim hướng về đĩa thức ăn đã nguội. Hai cánh mũi phập phồng như cố tìm trong không khí một chút mùi phảng phất. Nó nằm như thế hơn nửa tháng rồi. Ai cũng nghĩ nó là con vật hiền ngoan, no đủ, không ăn vụng, bởi đĩa thức ăn trước mặt vẫn đầy ắp! Họ có biết đâu nó đang đói! Nhưng cái sợi xích nhỏ bằng inox quái ác ở cổ nó đã giữ nó lại cách đĩa thức ăn một tầm với! Đã nhiều lần nó cố giằng bức khỏi dây xích nhưng không được. Bây giờ nó nằm hiền ngoan như thế này là bất lực. Nhưng nếu có một con vật nào đi đến gần đĩa thức ăn là nó đứng dậy, xù lông, gầm gừ, nhe răng đe dọa… khiến con vật kia hoảng sợ lãng ra xa. Rồi nó nằm xuống, buồn rầu nhìn đĩa thức ăn.
***

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2011

TRÒ CHUYỆN VỚI THÚY KIỀU bài thơ hay nhất của Lý Phương Liên

TRÒ CHUYỆN VỚI THÚY KIỀU
bài thơ hay nhất của Lý Phương Liên

Nhà văn Triệu Xuân
Khoảng sau Tết Nguyên đán 1970, thơ Lý Phương Liên xuất hiện trên báo ở miền Bắc và tức khắc thu hút sự chú ý của dư luận văn học. Người ta nói nhiều, ca ngợi nhiều về chị bởi trước hết thơ chị mới lạ, hay. Chị mồ côi cả cha lẫn mẹ. Cha chị là công nhân, làm ở nhà máy điện Bờ Hồ, ông mất vì bệnh. Mẹ chị chết trong một trận bom khi đang trên đò qua sông Hồng. Chị học hết lớp 8 (hệ phổ thông 10 năm) phải bỏ học đi làm công nhân, kế nghiệp cha, để nuôi các em. Thưở ấy, là công nhân mà lại biết làm thơ, thơ lại hay thì được ca ngợi tót vời. Tôi nhớ mãi ấn tượng đầy khâm phục của sinh viên chúng tôi khi đang học năm thứ hai Khoa Ngữ Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội- được đọc nguyên một trang thơ Lý Phương Liên, in trên báo Nhân dân, ngày 20-8-1970, và nhiều tờ báo khác. Thời ấy, văn, thơ mà được in trên Nhân dân là khủng khiếp lắm! Lý Phương Liên trở thành sự kiện trong làng thơ: Nổi tiếng ngay từ những bài thơ đầu. Hồn thơ Lý Phương Liên trong trẻo, hồn nhiên, lối thể hiện mang âm hưởng thơ ca dân gian, truyền thống nhưng khá hiện đại và rất thực. Em mơ có một phiên tòa, Ca bình minh, Chim bằng… là tấm lòng của một thiếu nữ giữa thời đạn bom khói lửa vẫn tràn đầy lòng nhân ái, cháy bỏng tình yêu và dồi dào nghị lực. Bài Chim bằng là chỉ dấu sáng chói của một tâm hồn thơ yêu tự do, khát khao tự do, dám phủ nhận những lồng son tù túng, đồng thời cũng chứng tỏ lối thơ cách tân khá sớm của tác giả. Thế rồi bài thơ dài: Trò chuyện với Thúy Kiều (Nghĩ về Thúy Kiều) được in trên báo Văn nghệ. Ngay lập tức, chị bị phê phán. Thậm chí, có kẻ cho rằng Trò chuyện với Thúy Kiều là của một tên Nhân văn Giai phẩm đã đưa thơ của hắn cho chị in dưới danh chị để… Thế là “xong phim”! 

Thứ Năm, 10 tháng 2, 2011

Những giai điệu bất hủ về mùa xuân

Những giai điệu bất hủ về mùa xuân

Thời khắc giao mùa đang đến gần hơn với không khí rộn ràng, tươi vui và hy vọng. Nhân dịp này, hãy cùng VnExpress nghe lại những ca khúc nổi tiếng thường vang lên mỗi độ xuân về. 

Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2011

Đèo Ngang - Chứng nhân lịch sử

Đèo Ngang - Chứng nhân lịch sử

Thứ năm, 13-01-2011, 5:26 PM - Nguồn: Du lịch Việt Nam
Lược Báo Online Đèo Ngang ở trên núi Hoành Sơn được tách ra từ dãy Trường Sơn, cao 256m, dồn đuổi nhau từ Tây sang Đông, chạy dài ra tận biển, trở thành biên giới tự nhiên của hai quốc gia Đại Việt và Chiêm Thành ngày xưa và nay là mốc địa giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.


Chủ Nhật, 2 tháng 1, 2011

10 sự kiện giáo dục nổi bật nhất năm 2010

Nhiều năm đứng lớp với nhiều vui buồn, trăn trở trong nghề. Và trong năm 2010 vừa qua, ngành giáo dục có nhiều sự kiện đáng tự hào hoặc xấu hổ. Thôi thì ăn theo các sự kiện này mang về trang nhà để lâu lâu đọc mà... buồn!